Phụ nữ tuổi 40 nên nhớ: Ăn nhiều 2 quả màu đỏ - ít đi 2 món màu vàng để dưỡng tim, tăng tuổi thọ, về già vẫn không sợ bệnh
Các chuyên gia cảnh báo, sau tuổi 40 muốn dưỡng tim nên nhớ: Ăn thêm 2 quả màu đỏ và ít đi 2 món màu vàng dưới đây.
- 18-02-2024Vì sao phụ nữ sống thọ hơn nam giới?
- 18-02-2024Bao lâu thì gội đầu một cách lành mạnh nhất? Tưởng đơn giản nhưng chưa chắc bạn đã làm đúng
- 18-02-2024Hội làm ăn kinh doanh có giá nào cũng phải mua vàng ngày vía Thần Tài để kích tài lộc cả năm?
Mỗi bộ phận trên cơ thể đều đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau, nhưng cơ quan quan trọng nhất vẫn là trái tim. Do đó, người Trung Quốc thường nói muốn sống thọ thì tim phải khỏe, nếu tim khỏe thì về già cũng không lo bệnh. Nếu tim gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của toàn bộ cơ thể, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Khi bệnh tim xảy ra, trên cơ thể sẽ xuất hiện vài dấu hiệu đau đớn, nhiều người nghĩ bệnh tim là bệnh của người già do đó đã bỏ qua thời điểm vàng để chữa bệnh. Thực tế, độ tuổi nào cũng có thể mắc được bệnh này, đặc biệt là người sau tuổi 40.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2012, đến nửa số ca tử vong do bệnh tim ở Hoa Kỳ xuất phát từ khẩu phần ăn uống không lành mạnh hàng ngày.
Các chuyên gia cảnh báo, sau tuổi 40 muốn dưỡng tim nên nhớ: Ăn thêm 2 quả màu đỏ và ít đi 2 món màu vàng dưới đây.
2 quả màu đỏ tốt cho tim chính là:
1. Quả cà chua
Cà chua là loại quả phổ biến nhất, rất giàu vitamin, có tác dụng tốt trong việc duy trì chức năng tim và thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong tim.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, tiêu thụ một quả cà chua mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch do bệnh tiểu đường loại 2 gây nên.
Nó đặc biệt giàu beta-carotene và lycopene, là những chất tạo nên màu đỏ đậm của cà chua, có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim. Các chất chống oxy hóa và dinh dưỡng thực vật mạnh mẽ này bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại cho tế bào của bạn. Nước ép cà chua cũng giàu vitamin C và E... Tất cả đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mỗi người chỉ nên ăn 1 quả cà chua kích thước bình thường/ngày hoặc 7 quả cà chua bi. Với nước ép cà chua, mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc là đủ.
2. Quả lựu
Một khẩu phần nước ép lựu cung cấp khoảng 214 miligam kali, trong khi lượng kali các chuyên gia khuyến cáo cần hấp thụ mỗi ngày là 3500 miligam. Kali là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe tim, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Hơn nữa, người mắc bệnh cao huyết áp nên bổ sung nhiều chất này nhằm duy trì natri ở mức ổn định.
Không chỉ kiểm soát huyết áp, tiêu thụ nước ép lựu thường xuyên còn giúp giảm nồng độ cholesterol đáng kể. Nguyên nhân là do chúng sở hữu nhiều chất chống oxy hóa cực kỳ mạnh mẽ có hiệu quả cao trong việc giảm cholesterol xấu.
2 món màu vàng nên hạn chế để bảo vệ tim mạch là:
1. Thịt mỡ
Thịt mỡ có thể làm tăng gánh nặng chuyển hóa của cơ thể, dễ làm tăng cholesterol và gây tăng huyết áp. Đồng thời, thịt mỡ có thể gây nên tình trạng mỡ máu, khiến mạch máu "cứng" lại, cuối cùng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim.
2. Dầu mỡ
Tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ, thích đồ chiên xào… là những thói quen ăn uống này khiến lượng mỡ, cholesterol xấu tích tụ quá nhiều trong mạch máu, làm dày và hẹp thành mạch, gây hại cho tim.
Bên cạnh đó, nếu ăn quá nhiều đồ dầu mỡ cũng sẽ làm tăng khả năng bị gan nhiễm mỡ, gan là cơ quan tạo máu quan trọng của cơ thể con người, một khi bị tổn thương thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mạch máu.
Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng chính là chìa khóa để sống lành mạnh hơn. Bữa ăn lành mạnh cần bao gồm một lượng carbs tốt, chất béo, chất xơ, protein lành mạnh, các khoáng chất và vitamin thiết yếu giúp xây dựng hệ miễn dịch, nuôi dưỡng cơ thể từ sâu bên trong. Điều này càng cần thiết cho sự phát triển tổng thể.
Chế độ ăn uống bảo vệ tim mạch mà WHO khuyến cáo
WHO cho biết rằng điều quan trọng là phải hạn chế hoặc cắt giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Lượng chất béo dư thừa có thể dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp, các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác.
Bạn nên chọn sữa ít béo hoặc ít đường. Chọn các loại thịt trắng, như thịt gia cầm và cá. Hạn chế tiêu thụ các loại thịt chế biến sẵn, như thịt xông khói và xúc xích. Tránh thực phẩm nướng và chiên đã qua chế biến có chứa chất béo chuyển hóa được sản xuất công nghiệp.
WHO khuyến cáo mỗi ngày cần ăn đa dạng các loại thực phẩm. Tốt nhất nên có ngũ cốc nguyên hạt, như bánh mì đen và yến mạch. Các loại đậu như đậu lăng và đậu nành. Nhiều rau xanh và trái cây. Một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa. Để ăn vặt hãy chọn rau xanh, trái cây tươi và các loại hạt không ướp muối.
Tổ quốc