MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

PMI toàn châu Á lao dốc, Việt Nam giảm xuống còn 32,7 nhưng vẫn là khả quan ở Đông Nam Á

Sản lượng nhà máy ở một số quốc gia châu Á đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 4, báo hiệu sự trì trệ sâu hơn ở Trung Quốc, ngay cả khi họ đã bắt đầu khởi động lại một số hoạt động.

Chỉ số quản lý mua hàng PMI trên khắp Đông Nam Á đã giảm xuống dưới 50, để lộ những điểm yếu nhất của họ kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, theo dữ liệu do IHS Markit công bố hôm thứ Hai. Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.

PMI toàn châu Á lao dốc, Việt Nam giảm xuống còn 32,7 nhưng vẫn là khả quan ở Đông Nam Á - Ảnh 1.

Dữ liệu của các nhà máy là một lời nhắc nhở rằng: sự phục hồi kinh tế toàn cầu từ cuộc khủng hoảng Covid-19 - được dự báo là khủng hoảng lớn nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng - có thể sẽ kéo dài và có tác động không đồng đều. Trong khi Trung Quốc đã bắt đầu mở lại các nhà máy và đang tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nền kinh tế trong nước, nỗi đau vẫn còn lan rộng ở nhiều khu vực và toàn cầu có thể sẽ còn kéo dài trong một thời gian.

Dữ liệu PMI Trung Quốc công bố tuần trước cho thấy , chỉ số của các nhà quản lý mua hàng sản xuất chính thức giảm xuống 50,8 (so với 52 tháng trước). Chỉ số Caixin tập trung vào các công ty định hướng xuất khẩu nhỏ, quay trở lại suy giảm.

Theo báo cáo của IHS, sự sụt giảm ở Hàn Quốc, một mắt xích của thương mại toàn cầu, cho thấy ngay cả khi Trung Quốc khởi động trở lại sau khi bị khóa, họ vẫn chưa cung cấp đủ nhu cầu nguyên liệu để tạo ra sản lượng.

Mặc dù Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc - dường như đang dần mở cửa trở lại cho doanh nghiệp, nhưng rõ ràng là điều này sẽ không đủ để bù đắp cho sự yếu kém nghiêm trọng ở nơi khác, một nhà kinh tế tại IHS Markit đã viết trong báo cáo.

PMI theo dữ liệu chính thức cho thấy xuất khẩu của Hàn Quốc giảm sâu nhất trong tháng 4, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đến nay. Giá trị của các lô hàng ở nước ngoài giảm 24% so với cùng kỳ do sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu tàu, ô tô và phụ tùng ô tô, chất bán dẫn và các sản phẩm dầu.

"Trong khi những tháng tới vẫn còn nhiều thách thức, khu vực này có thể bắt đầu cải thiện vào tháng 5, khi các nền kinh tế trong và ngoài châu Á bắt đầu dỡ bỏ các lệnh hạn chế do virus gây ra. Chúng tôi dự báo sẽ có thêm chính sách nới lỏng"- Chang Shu, Kinh tế trưởng khu vực châu Á của Bloomberg Economics nói.

Chỉ số PMI của Indonesia đã giảm mạnh nhất, xuống còn 27,5 trong tháng 4 (từ 45,3 trong tháng 3), Malaysia giảm xuống 31,3 và Việt Nam giảm xuống còn 32,7.

"Các chỉ số phụ về sản lượng và đơn đặt hàng cho thấy các kết quả tệ hơn, cho thấy những thách thức mà nhiều nhà xuất khẩu trong khu vực đã phải đối mặt", ông Wellian Wiranto, một nhà kinh tế tại Ngân hàng nước ngoài Trung Quốc Corp Ltd. tại Singapore nói. "Dự báo tốt nhất của chúng ta hiện giờ là tháng mới sẽ mang đến một số hy vọng mới, khi có các lệnh dỡ bỏ phong tỏa ở một số quốc gia".

PMI toàn châu Á lao dốc, Việt Nam giảm xuống còn 32,7 nhưng vẫn là khả quan ở Đông Nam Á - Ảnh 4.

Hoàng An

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên