Qua tuổi trung niên, dạ dày của đàn ông thường là nơi "sinh nhiều bệnh": Nếu có 3 đặc điểm này, cần đặc biệt lưu ý
Nam giới trung niên dễ mắc bệnh ung thư dạ dày mà nguyên nhân phần lớn là do bệnh lý về dạ dày.
- 24-10-2021Người cao tuổi sức khỏe yếu, có bệnh lý nền có thể tiêm vaccine COVID-19 không?
- 24-10-2021Mời độc giả gửi câu hỏi cho livestream CHUYỆN KHÓ CÓ BÁC SĨ
- 24-10-2021Người Nhật khỏe đẹp, sống thọ hàng đầu thế giới nhờ 1 thói quen khi ngủ mà các nước khác không có, dễ làm nhưng ít người thích
Tuổi trung niên là giai đoạn sự nghiệp của người đàn ông phát triển rực rỡ nhưng cũng là giai đoạn phải chịu nhiều áp lực nhất. Dưới tác động của thời gian và những thay đổi trong chế độ ăn uống, dạ dày của đàn ông trung niên thường trở thành "nơi sinh bệnh".
Các chuyên gia chỉ ra rằng ung thư dạ dày đã trở thành loại u phổ biến thứ hai ở Trung Quốc. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 1,5 đến 2,5 lần so với nữ giới, đặc biệt là ở nam giới trung niên.
1. Nam giới qua độ tuổi trung niên thuộc nhóm có nguy cơ cao
Theo các chuyên gia, tình trạng ăn không đúng bữa, hút thuốc và uống rượu quá nhiều, sinh hoạt không điều độ là những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm chức năng dạ dày của nam giới tuổi trung niên. Thêm vào đó, những căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống cũng góp phần gây ra những tổn thương cho dạ dày.
Theo các chuyên gia, hầu hết nam giới tuổi trung niên đều mắc các bệnh lý về dạ dày ở nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là viêm loét dạ dày, viêm teo dạ dày mãn tính... Tất cả những bệnh lý này đều có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
80% bệnh nhân ung thư dạ dày không có triệu chứng ban đầu. Số người chết vì ung thư dạ dày đứng thứ hai trong danh sách các loại ung thư. Vì vậy, nó được mệnh danh là "sát thủ vô hình".
Các chuyên gia chỉ ra rằng, ung thư dạ dày giai đoạn đầu chỉ cần một số triệu chứng như khó tiêu nhẹ như đau bụng trên và khó chịu, đầy hơi, buồn nôn… Chúng rất dễ nhầm bị với bệnh viêm loét dạ dày.
May mắn là biện pháp nội soi cho phép phát hiện bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong. Nếu chỉ giới hạn ở lớp niêm mạc của thành dạ dày thì tỷ lệ sống 5 năm của bệnh nhân có thể đạt tới 95%. Vì vậy, kiểm tra sớm và điều trị sớm là biện pháp quan trọng nhất để giảm tỷ lệ tử vong do ung thư nói chung.
2. Ba đặc điểm của người bị ung thư dạ dày
Các triệu chứng của căn bệnh này thường không rõ ràng. Ung thư dạ dày đa phần xuất hiện tình trạng đau và khó chịu vùng bụng trên, ăn không tiêu, chán ăn.
Các triệu chứng khó tiêu thường gặp cần được chú ý:
Hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu không có biểu hiện, một số có thể có cảm giác khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, đau nhẹ bụng trên thường bị bỏ qua vì nhầm lẫn với viêm dạ dày thông thường.
Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn giữa là đau bụng trên, cơn đâu xuất hiện không đều đặn. Một số bệnh nhân có thể bị thiếu máu, chán ăn, sờ thấy khối u ở bụng trên.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, tình trạng đau bụng trên vẫn tiếp diễn, nhưng cơn đau ngày càng trầm trọng hơn, có thể kèm theo tình trạng buồn nôn, chất thải đổi màu. Hầu hết những bệnh nhân trong giai đoạn này sẽ bị sụt cân trầm trọng.
3. Ngăn ngừa ung thư dạ dày
Các chuyên gia cho biết, mặc dù nguyên nhân của ung thư dạ dày đến từ nhiều yếu yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống, thói quen... Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến ở nam giới sau tuổi trung niên và nguyên nhân lớn nhất là do thói quen ăn uống.
Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa ung thư dạ dày, chúng ta cần kiểm soát chế độ ăn của mình:
Chế độ ăn không nên quá mặn và nên hạn chế thức ăn hun khói. Thực phẩm nhiều muối và hun khói có thể khiến các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày sản sinh ra chất gây ung thư. Điển hình nhất đó là tình trạng tăng nhạy cảm với các hợp chất nitroso.
Cá và thịt xông khói chứa nhiều chất gây ung thư, chẳng hạn như 3-4 benzopyrene và hydrocacbon thơm mạch vòng. Thực phẩm chiên, quay, cháy và dầu ăn ở nhiệt độ cao tái sử dụng cũng chứa các chất gây ung thư. Vì vậy chúng ta nên ăn càng ít càng tốt.
Hình minh họa (Ảnh: Home Care)
Bỏ thuốc lá và bia rượu. Bản thân thuốc lá có chứa chất gây ung thư. Người hút thuốc có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn 50% so với những ngày còn lại. Thời gian hút thuốc càng lâu thì tỷ lệ tử vong càng cao. Rượu bia cũng có thể phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, và tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở những người uống rượu có thể gấp 9 lần so với người bình thường.
Cố gắng ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhanh, đồ nóng và ăn quá no. Thói quen ăn uống này khiến dạ dày bị quá tải, về lâu dài sẽ cơ quan này bị tổn thương và gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Sử dụng dụng cụ ăn uống riêng. Trong chúng ta, có đến một nửa số người đang mang vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày và lây lan khi ăn chung bát đũa.
Không ăn thức ăn bị mốc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải những thực phẩm bị mốc, hư hỏng. Một số loại nấm mốc sinh độc tố, là chất gây ung thư nguy hiểm. Đồng thời một số loại thực phẩm còn sinh ra các chất phụ khi nhiễm nấm.
Hạn chế ăn dưa chua. Dưa chua có chứa một lượng lớn nitrit và amin bậc hai. Những chất này là thủ phạm gây ung thư hàng đầu. Ngoài ra, mỗi người cũng nên chú ý bổ sung thêm nhiều rau và trái cây tươi, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, B, E và tăng cường ăn chất đạm hợp lý để giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Theo Health.China, Sohu, WebMD