MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 60 tuổi, có nên tập thể dục ít hơn? Bác sĩ: Nên thay đổi 4 phương pháp tập càng sớm càng tốt

15-09-2024 - 12:00 PM | Sống

Sau 60 tuổi, có nên tập thể dục ít hơn? Bác sĩ: Nên thay đổi 4 phương pháp tập càng sớm càng tốt

Nhắc đến sức khỏe và sự lão hóa, 1 câu hỏi thường gặp được đặt ra: Khi già đi, chúng ta có nên giảm hoạt động thể chất để tránh làm cơ thể quá sức và có thể gây hại không?

Một người đàn ông họ Chế (66 tuổi, Trung Quốc) tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn không muốn từ bỏ lối sống năng động. Thời gian trôi qua, ông nhận thấy thể lực và khả năng vận động của mình không còn tốt như trước nhưng vẫn lạc quan cho rằng, thông qua việc tập luyện phù hợp, ông có thể làm chậm tốc độ lão hóa.

Gần đây, khi đang trò chuyện với hàng xóm trên phố, ông nghe được quan điểm: "Người trên sáu mươi tuổi nên tập thể dục ít hơn để tránh tăng nguy cơ chấn thương". Vấn đề này khiến ông Chế bối rối và có chút lo lắng.

Ông Chế đến một bệnh viện nổi tiếng trong thành phố để xin lời khuyên của bác sĩ Yang, một tiến sĩ có nghiên cứu chuyên sâu về sinh lý tập thể dục lão khoa.

Sau khi kiểm tra chi tiết tình trạng sức khỏe của ông Chế, bác sĩ Yang cười nói: "Trước hết chúng ta cần thay đổi một hiểu lầm. Tập thể dục đúng cách có lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người lớn tuổi như chú. Tập thể dục có thể giúp chúng ta duy trì khối lượng cơ bắp, tăng tỷ lệ trao đổi chất và cũng là sự đảm bảo quan trọng cho sức khỏe tim mạch".

Sau 60 tuổi, có nên tập thể dục ít hơn? Bác sĩ: Nên thay đổi 4 phương pháp tập càng sớm càng tốt- Ảnh 1.

Tiến sĩ Yang tiếp tục giải thích: "Lo lắng của chú không phải là không có lý. Quả thực có một số bài tập có nguy cơ cao cần phải tránh, nhưng điều này không có nghĩa là ngừng tập thể dục hoàn toàn. Trên thực tế, có bốn loại bài tập cần được điều chỉnh lại để phù hợp với độ tuổi và thể lực của chú."

1. Người lớn tuổi không nên theo đuổi cường độ cao khi tập tạ

"Mọi người có thể tăng cường sức mạnh bằng cách sử dụng tạ nhẹ đến nặng vừa phải hoặc thực hiện kèm theo một số bài tập thể hình", bác sĩ cho biết.

Tập tạ quá mức có thể nhanh chóng cải thiện thể lực nhưng nó cũng gây ra gánh nặng tương đối lớn cho trái tim, cũng tăng khả năng chấn thương xương khớp - một mối nguy hại lớn cho sức khỏe của người cao tuổi.

2. Người lớn tuổi không nên chạy bền

Tiến sĩ Yang chỉ ra rằng chạy liên tục trong thời gian dài có thể gây áp lực lớn hơn lên các khớp và đề nghị mọi người chuyển sang đi bộ nhanh hoặc đi bộ dưới nước. Những hoạt động này cũng cải thiện sức khỏe tim mạch nhưng ít gây căng thẳng hơn cho khớp.

Sau 60 tuổi, có nên tập thể dục ít hơn? Bác sĩ: Nên thay đổi 4 phương pháp tập càng sớm càng tốt- Ảnh 2.

3. Ưu tiên các hoạt động có cường độ vừa phải như đạp xe, bơi lội

Bên cạnh đó, bác sĩ khuyên người lớn tuổi nên tập một số bài tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải, chẳng hạn như đạp xe hoặc bơi lội. Đặc biệt, bơi lội cũng ít gây căng thẳng hơn cho khớp, rất phù hợp với những người đang gặp vấn đề về xương khớp, lão hóa hoặc vôi hóa cột sống.

4. Cẩn thận khi tham gia các hoạt động thể thao có tính cạnh tranh cao

Việc tham gia các hoạt động thể thao có tính cạnh tranh như bóng rổ hay bóng đá rất dễ vô tình gây ra chấn thương. Tiến sĩ Yang gợi ý rằng mọi người nên thử Thái Cực Quyền hoặc các bài tập võ thuật nhẹ nhàng tương tự khác. Những hoạt động như vậy có thể giúp nâng cao cảm giác thăng bằng và giảm nguy cơ té ngã một cách hiệu quả.

"Chúng ta không thể bỏ qua việc rèn luyện độ dẻo dai và sự cân bằng," bác sĩ nói thêm. Khi tuổi tác tăng lên, độ dẻo dai của cơ thể sẽ giảm dần, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoải mái và phạm vi vận động hàng ngày.

Sau 60 tuổi, có nên tập thể dục ít hơn? Bác sĩ: Nên thay đổi 4 phương pháp tập càng sớm càng tốt- Ảnh 3.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nhắc nhở rằng, chỉ tập thể dục thôi là chưa đủ. Nó phải được kết hợp với chế độ dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi đầy đủ mới có thể mang lại hiệu quả. Mọi người cũng phải tái khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe và sự thay đổi của cơ thể, từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý.

Cuối cùng, bác sĩ khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thể chất đối với người cao tuổi và các biện pháp phòng ngừa liên quan để đảm bảo mọi người có thể duy trì hoạt động đồng thời tránh được những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Mọi người cần có những hiểu biết về phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân, học cách xây dựng, điều chỉnh kế hoạch tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân khi tuổi tác thay đổi.

*Nguồn: Sohu

Thùy Linh

Đời sống pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên