Sau khi tiếp xúc F0 bao lâu thì nên test nhanh COVID-19: Test liên tục là an toàn hay "vứt tiền qua cửa sổ"?
Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang lây lan rộng hiện nay, nhiều người lo lắng khi tiếp xúc F0 thì có nên test nhanh ngay hoặc test thường xuyên để tự kiểm tra. Điều này sai lầm và gây lãng phí, dễ có kết quả không chính xác. Theo các chuyên gia y tế, điều này không cần thiết.
- 03-03-2022F0 bao nhiêu ngày sẽ âm tính? Bác sĩ chỉ ra 4 mốc thời gian nên làm xét nghiệm, đủ số ngày và test nhanh âm tính thì được kết thúc cách ly
- 03-03-2022Chăm sóc F0 là trẻ em tại nhà: 3 nội dung phụ huynh cần hết sức lưu ý!
- 01-03-2022Bác sĩ Tai mũi họng vạch trần lỗi sai cơ bản khi dùng thuốc tại nhà của F0: KHÔNG có thuốc đặc trị 100%, mặc định dùng kháng sinh là sai hoàn toàn
Sau khi tiếp xúc F0 bao lâu thì nên test nhanh COVID-19?
Theo các bác sĩ, không thể biết chắc chắn rằng nên test vào ngày nào sau khi tiếp xúc F0 thì cho kết quả chính xác nhất, nhất là khi bạn không có triệu chứng gì. Vì virus COVID-19 có thời gian ủ bệnh từ 2-16 ngày.
Hơn nữa, kết quả test nhanh phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau như vị trí lấy mẫu, độ nhạy của từng loại test, người thực hiện thao tác có đúng hướng dẫn không. Vì vậy, sau khi tiếp xúc với F0 và chờ kết quả xét nghiệm, dù đã tiêm vắc xin hay chưa thì bạn hãy nhớ vẫn cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang để không lây bệnh cũng như bị lây từ người khác nếu bạn thực sự âm tính sau lần tiếp xúc với F0 đó.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, việc test nhanh ngay và liên tục sau khi tiếp xúc F0 là không cần thiết và gây lãng phí. Bởi sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị. Ít nhất bạn nên chờ 3-4 ngày sau hãy test.
Chia sẻ về băn khoăn này, BS. Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM khẳng định: "Việc liên tục xét nghiệm Covid-19 là điều không cần thiết. Với F1 mới tiếp xúc với F0 chưa cần xét nghiệm ngay, chỉ nên xét nghiệm ở ngày thứ 3, hoặc khi có triệu chứng.
Với F0 theo dõi tại nhà không nên test nhiều chỉ cần test lại sau 7 ngày vì nồng độ virus chỉ thay đổi ở ngày thứ 7. Còn người nào tự test hàng ngày mong âm tính thì chỉ tốn test, tốn tiền".
Bộ Y tế cũng khuyến cáo, nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.
Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.
Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các triệu chứng nghi ngờ của COVID-19 như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…
Lưu ý để có kết quả test nhanh chuẩn
Hiện nay, test nhanh COVID-19 là phương pháp xét nghiệm dễ thực hiện và nhanh nhất để phát hiện bạn có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không. Nhiều người dân đã mua kit test nhanh để tự test tại nhà. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả test nhanh COVID-19 cũng chính xác, nhiều trường hợp có thể cho kết quả dương tính giả.
Theo Sức khỏe đời sống, các kit test nhanh hiển thị kết quả bằng 2 vạch chữ C và chữ T. Nếu sau khi test, que test hiện thị cả 2 vạch thì bạn đã dương tính với virus SARs-COV-2. Nếu chỉ hiện thị 1 vạch ở chữ C là âm tính, nếu chỉ hiện thị 1 vạch chữ T là không hợp lệ.
Trong trường hợp, vạch chữ C rõ nét, vạch chữ T mờ nhạt, không rõ ràng, thì khó có thể khẳng định kết quả dương tính có chính xác hay không.
Hình ảnh kết quả test nhanh Covid-19. Nguồn: CDC Bình Dương.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 bạn phải chọn lựa loại kit test nhanh uy tín, được cấp phép bởi các cơ quan y tế và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Trong đó, khi dùng kit test, người dùng cần chú ý đến khung thời gian đọc kết quả. Bởi khoảng thời gian đọc kết quả xét nghiệm của các loại kit test nhanh có sự khác nhau. Bạn nên theo dõi và đọc kết quả trong khung giờ quy định theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu vạch chữ T xuất hiện sau khung giờ đó, rất có thể đó là kết quả dương tính giả.
Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài cũng có thể tác động, làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bằng kit test nhanh như: vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.
4 việc cần làm để tránh dương tính giả khi test nhanh COVID-19:
Để giảm nguy cơ dương tính giả, bạn cần phải làm những điều sau trước khi thực hiện test nhanh COVID-19:
1. Rửa tay thật sạch
2. Xì mũi, tránh để mũi có quá nhiều dịch mũi
3. Tránh ăn hoặc uống một thời gian ngắn trước đó
4. Làm đúng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì của bộ test nhanh.
Theo https://moh.gov.vn/, Suckhoedoisong.vn
Doanh Nghiệp Tiếp Thị
Sự kiện: F0 - Không hốt hoảng
Xem tất cả >>- Bác sĩ ĐH tư vấn trực tuyến: "HẬU COVID KHÔNG ĐÁNG SỢ"
- Táo đỏ là “thần dược” bổ phổi, kết hợp thêm 2 thứ giúp thải độc, dưỡng tim mạch, F0 khỏi bệnh nên bồi bổ ngay hậu Covid
- Trẻ F0 bị ho nhiều, ho có đờm, đau họng có nên dùng kháng sinh không?
- 1 món ăn có giá đắt hơn thịt, được ví 'tốt ngang tổ yến' được nhiều F0 hậu Covid-19 tìm mua ăn
- Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19