Sáu tháng đầu năm, Hậu Giang tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh thông tin, sáu tháng đầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế của tỉnh vươn lên đứng đầu cả nước, đạt 14,21%.
- 10-07-20233 kịch bản tăng trưởng kinh tế cuối năm 2023
- 05-07-2023[Gặp gỡ thứ Tư] 'Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5% rất khó khả thi'
- 05-07-2023Hải Phòng dẫn đầu vùng ĐBSH về tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023
Ngày 11/7, Tỉnh uỷ Hậu Giang tổ chức Hội nghị giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.
Trình bày báo cáo chính trị giữa nhiệm kỳ, ông Đồng Văn Thanh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, kinh tế của tỉnh là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế của cả nước, liên tục tăng trưởng cao hơn khu vực và cả nước, đánh dấu sự phát triển bứt phá nhất trong gần 20 năm thành lập tỉnh.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2021 đạt 3,28%, cao hơn mức bình quân của cả nước (2,56%); năm 2022 đạt 13,94%, cao nhất kể từ khi thành lập tỉnh và đứng thứ tư cả nước. Đặc biệt, sáu tháng đầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế Hậu Giang vươn lên đứng đầu cả nước khi đạt 14,21%.
Cơ cấu kinh tế trong tỉnh chuyển dịch đúng định hướng. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng trưởng vượt xa tiến độ Nghị quyết Đại hội đề ra. Tính đến nay, tổng thu ngân sách nội địa được 11.167 tỷ đồng, đạt 63% chỉ tiêu, tăng bình quân 20,4%/năm, tương đương giá trị tuyệt đối trên 1.000 tỷ đồng/năm. Nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân hơn 15%/năm; dư nợ tăng trưởng bình quân mỗi năm 14,69%; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp, theo đúng chỉ tiêu đề ra.
cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh cũng còn một số hạn chế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nửa nhiệm kỳ cao, song đang đứng trước điểm nghẽn tăng trưởng do công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng và hiện thực hóa các dự án đầu tư mới vào tỉnh chuyển dịch chậm.
Ông Thanh nêu, cần tháo gỡ hai điểm nghẽn lớn nhất về chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng chiến lược: hạ tầng phát triển thiếu và yếu (hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, đô thị); năng lực, trách nhiệm của một bộ phận đội ngũ cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo các cấp chưa ngang tầm nhiệm vụ.
Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, việc xây dựng quy hoạch vùng sản xuất tập trung quy mô hàng hóa lớn chậm được thực hiện; việc liên kết chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh thấp. Triển khai các biện pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thị nông sản còn hạn chế. Việc thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ít.
"Vẫn còn có một số địa phương từng lúc, từng nơi chưa thực hiện nghiêm Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị của Đảng. Nhiệm vụ đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kết quả chưa toàn diện. Công tác đánh giá cán bộ có nơi chưa thực chất, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong đánh giá, xếp loại cán bộ…", ông Thanh nói.
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc
Theo Tỉnh ủy Hậu Giang, trong quý III và những tháng cuối năm 2023, tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án cao tốc, các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; tạo quỹ đất sạch phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; ưu tiên nguồn vốn, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050...
tienphong.vn