Sếp công ty dược cứu hộ hàng nghìn ô tô miễn phí bằng Toyota Corolla Altis: 'Có người bảo hâm, chẳng ai max rảnh thế này'
Anh Trần Anh Điệp thậm chí đã phải chịu hỏng chiếc Toyota Corolla Altis của mình trong những tình huống cứu hộ khó. Song, anh làm tất cả công việc này hoàn toàn miễn phí.
- 31-05-2024Đây chính là chiếc xe có thể đi từ Hà Nội đến Cà Mau không cần dừng sạc hoặc đổ xăng: Ngang cỡ Toyota Camry nhưng tiêu thu xăng như Honda SH, giá từ 350 triệu
- 30-05-2024Hyundai Accent 2024 giá 439-569 triệu tại Việt Nam: Lột xác từ trong ra ngoài – Toyota Vios, Honda City có sợ 'nhà vua'?
- 29-05-2024Mặc cả thế giới đổ xô vào xe chạy pin, Toyota, Mazda, Subaru chơi lớn, chung tay chế động cơ đốt trong 'xanh mà vẫn cực bốc'
Bất cứ ai gặp tình huống xe hết bình ắc quy tại Lào Cai, chỉ gần nhấc máy và gọi vào số của "Điệp Xa Lộ", người này dù có đang bận việc đến mấy cũng sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để hỗ trợ hoàn toàn miễn phí. Hình ảnh một chiếc Toyota Corolla Altis màu vàng cát cứu hộ bình những chiếc ô tô hết bình ắc quy đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người dân Lào Cai.
Nhân vật này là anh Trần Anh Điệp, 41 tuổi, sinh sống tại thành phố Lào Cai. Mặc dù nổi tiếng với công tác cứu hộ ô tô, anh Điệp lại không phải một kỹ sư ô tô. Anh hiện là phó tổng giám đốc một công ty dược mỹ phẩm và là người phụ trách công việc kinh doanh.
Theo anh Điệp, có tới 70-80% người dân thành phố Lào Cai biết đến anh. Nhiều người gọi anh là Google vì gần như cái gì anh cũng biết và lúc nào anh cũng sẵn sàng trợ giúp. Một người chuyên kinh doanh nhưng lại am hiểu về kỹ thuật, cứu hộ được ô tô hết bình.
10 năm cứu cả nghìn chiếc ô tô hết bình
Chào anh. Anh Điệp có nhớ được mình đã cứu hộ cho bao nhiêu trường hợp hết bình ắc quy ô tô không?
Mình không nhớ con số cụ thể nhưng tính đến nay thì mình phải cứu hộ được hàng ngàn trường hợp rồi. Một ngày cứu hộ nhiều nhất phải đến 6-7 trường hợp.
Từ đâu mà anh có ý tưởng cứu hộ ô tô miễn phí thế này?
Trước đây, mình từng bị hết bình ắc quy ô tô và không thể nổ máy. Khi đó, mình đã gọi một số bạn bè tới hỗ trợ câu bình. Ý tường bắt đầu từ đó, khi mình muốn giúp những người khác khi rơi vào tình huống tương tự giống mình khi đó.
Mình bắt đầu cứu hộ ô tô từ năm 2014. Thời điểm đó chưa có nhiều xe ô tô và cũng ít người dùng mạng xã hội như bây giờ.
Phản ứng từ gia đình và cộng đồng
Chuyện cứu hộ xe thế này có làm ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống gia đình của anh không, nhất là với một sếp lớn trong công ty như vậy?
Thời gian đầu khi làm công việc này, mình gặp khá nhiều rào cản từ gia đình, vợ con và bạn bè. Mọi người bảo mình "thừa hơi", bảo việc nhà không làm mà toàn đi làm việc thiên hạ. Có người bảo mình hâm.
Mình còn nhớ có những lần khoảng 1-2 giờ sáng đang ngủ ngon giấc thì điện thoại đổ chuông, có người gọi nhờ cứu hộ. Giờ đó có bạn đi ăn đêm, đi bar, đi hát... tan cuộc, để đèn ô tô quên không tắt nên hết điện, không biết gọi cho ai, gọi cho thợ thì chẳng xưởng nào làm đêm hôm như vậy cả, nên đành gọi cho mình cứu hộ, mặc dù họ cũng ngại lắm. Có những chị em gọi điện còn run sợ vì một mình đứng ngoài đường, xe thì hết điện.
Nhiều lúc anh Điệp đi cứu hộ xe đêm hôm nên gia đình anh Điệp ban đầu không ủng hộ việc này.
Về công việc, mình hiện là phó tổng giám đốc một công ty chuyên về dược - mỹ phẩm ở Lào Cai. Công việc mình bận lắm, nhưng lúc nào cũng sẽ cố gắng sắp xếp để cứu hộ được mọi người. Chắn chắn rằng sẽ không có một ông "Điệp Xa Lộ" thứ 2 "max" rảnh suốt ngày đi cứu hộ như mình.
Thời gian đầu, ở Lào Cai có nhiều người thấy mình cứu hộ cũng muốn làm, bảo mình rằng có gì cứ gọi. Tuy nhiên, được vài lần thì họ bỏ cuộc. Có người còn mắng mình, nói rất khó nghe, nói là bận lắm mà cứ cho người khác số để hỏi. Mình cũng thông cảm được với họ, vì trước đây ô tô là cả tài sản, việc câu nhờ bình thôi rất khó, họ sợ chập cháy, điện giật, sợ hỏng xe, hỏng bình... Đến khi mình làm rất nhiều, chia sẻ rất nhiều thì mọi người mới thay đổi tư duy và mở lòng hơn.
Thời gian trôi đi, người nhà thấu hiểu, không còn trách móc như trước. Người ngoài động viên mình rất nhiều và cho rằng đây là hành động đẹp cần lan toả. Với mình, mình coi đó như một trách nhiệm. Nếu ai gọi mà không giúp được thì thật sự áy náy.
Nhiều kỷ niệm khó quên
Trong suốt 10 năm, cứu hộ cả nghìn trường hợp như vậy, có trường hợp nào khiến anh nhớ mãi đến tận bây giờ?
Trường hợp ấn tượng nhất là một người ở Vũng Tàu ra Sa Pa du lịch, bay ra Hà nội mượn xe của bạn đi Lào Cai lên lễ đền Thượng, lễ xong xuống thấy hết điện xe nên nhờ anh em khu vực, mọi người mới cho số điện thoại của mình. Sau vài phút thì mình có mặt và câu xong bình. Người đó đưa mình 500.000 đồng và nhất quyết đòi gửi uống nước. Mình chỉ bảo là mình không lấy tiền của ai bao giờ. Bạn đó không tin rằng trên đời lại có người không quen không biết lạ hoắc giúp đỡ miễn phí như vậy. Từ đó, họ rất trân trọng mình, chuyện trò mà không có khoảng cách nào.
Một trường hợp nữa là vào năm 2015, một chị ở huyện Văn Bản (Lào Cai) mới mua xe được một tuần, không am hiểu về xe. Chị này đi họp hội nghị quên không tắt đèn xe, lúc nghỉ giải lao xuống xe lấy đồ thì không mở cửa được. Lúc đang loay hoay tìm cách mở cửa thì minh vừa hay đi tới. Theo kinh nghiệm của mình thì khi đó xác định được đây là trường hợp xe cạn hết điện. Mình kéo lẫy chìa khoá lấy chìa cơ của xe để mở cửa rồi mở nắp ca-pô và câu bình cho xe. Khi nổ máy được, chị này hết sức vui mừng, ôm và cảm ơn mình, coi mình như vị cứu tinh, như một ân nhân "từ trên trời rơi xuống" đúng thời điểm.
Rồi có một trường hợp một người ở Hà Nội lên công tác ở Lào Cai, đi Trung Quốc một tuần quay về thì xe hết điện. Nhờ anh em cho số nên người này liên hệ được mình. Sau khi mình cứu hộ xong thì họ hỏi hết chi phí bao nhiêu rồi rút tờ 200.000 đồng trong ví ra. Cách hỏi của người này thì ban đầu mình đoán họ có tiền, họ nghĩ mình là thợ ở xưởng nào đó đi câu bình thuê. Đến khi mình nói miễn phí và giải thích thì họ mới giật mình, thay đổi sang ánh mắt trìu mến, giơ ngón tay "like" khâm phục, bắt tay và chào nhau.
Sử dụng một chiếc sedan như Toyota Corolla Altis lại lâu năm như vậy khi cứu hộ có gì khó khăn hay không?
Chiếc Corolla Altis của mình là đời 2011. Bao năm qua đi cứu hộ cũng gặp phải một số trường hợp khá khó, vì xe gầm thấp lên những vị trí cao vất vả. Nhiều xe bán tải gầm cao họ đỗ trên những bài đất cao thì dễ, còn xe mình để lên đó thì khác, nhiều lúc chạm gầm, quẹt mõm xe là điều bình thường. Sau những tình huống đó, mình vẫn hoan hỉ vui vẻ.
Có những trường hợp cứu hộ khó, nhưng không phải vì xe mà là vì dây câu bình. Thông thường dây câu bình chỉ 2-3 mét. Có những xe đỗ trong nhà, trong garage, dây thông thường ngắn nên nhiều người không cứu hộ được. Khi đó, họ phải gọi mình vì mình có dây dài hơn 6 mét do chính mình nghiên cứu tự làm. Có những người mượn dây của mình để cứu hộ cho người khác.
Cứu hộ xe trong nhà chật là một trong những tình huống khó.
Xin anh chia sẻ kinh nghiệm trong trường hợp xe bị hết bình ắc quy trên đường.
Mỗi lần đi câu bình xong, mình đều hướng dẫn cho các chủ xe cách đấu nối làm sao để không hại bình, không bị tiêu điện cho xe đến cứu hộ. Mặc định là 1 đầu cực âm phải lấy mát ra thành xe trước khi câu bình để nổ máy, để tránh phóng điện ngược. Khi hiểu được nguyên lý, mọi người sẽ hiểu việc câu bình đơn giản hơn rất nhiều.
Hướng dẫn câu bình ắc quy ô tô. Video: Điệp Xa Lộ
Cảm ơn anh đã chia sẻ.
Ảnh: NVCC
Đời sống & pháp luật