Singapore và Zurich đắt đỏ nhất thế giới
ingapore và Zurich hiện cùng đứng đầu thế giới về cuộc sống đắt đỏ, với chi phí sinh hoạt cao chưa từng thấy.
- 30-11-2023Chàng trai 27 tuổi bán hàng online từ số 0 đến kiếm gần 250 triệu đồng/tuần: Bí quyết ‘tối thượng’ để bán ‘đắt như tôm tươi’
- 30-11-2023Ngôi sao mới nổi, đe dọa vị thế của Alibaba đến nỗi Jack Ma phải "sốt sắng" lên tiếng sau 3 năm im lặng đang làm ăn ra sao?
- 28-11-2023Không phải chứng khoán, người trẻ đất nước tỷ dân đổ xô vào tài sản không biên giới, giúp tiền không ngừng ‘đẻ’ ra tiền
Theo xếp hạng công bố ngày 30-11 của tạp chí The Economist, xếp sau Singapore và Zurich (Thụy Sĩ) là Geneva (Thụy Sĩ) và New York (Mỹ) đồng hạng 3. Hạng 5 là Hồng Kông (Trung Quốc), tiếp đó là Los Angeles (Mỹ), Paris (Pháp). Đồng hạng 8 là Copenhagen (Đan Mạch) và Tel Aviv (Israel). Hạng 10 là San Francisco (Mỹ).
Đồng thời, tạp chí này cảnh báo cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu vẫn chưa kết thúc.
Theo chuyên gia của Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), trung bình giá của hơn 200 mặt hàng và dịch vụ phổ biến đã tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tính theo đồng nội tệ tại 173 thành phố lớn trên thế giới. Con số này giảm so với mức tăng kỷ lục 8,1% của năm trước nhưng vẫn "cao hơn đáng kể so với xu hướng trong giai đoạn 2017 - 2021".
Singapore trở lại vị trí đầu của bảng một phần do có giá vận tải cao nhất thế giới - vì sự kiểm soát chặt chẽ số lượng xe hơi của chính phủ, đồng thời chi phí cho quần áo, hàng tạp hóa và đồ uống có cồn cũng cao nhất.
Singapore đứng hạng đầu bảng về chi phí đắt đỏ, lần thứ 9 trong 11 năm qua. Ảnh: Unsplash
Vị trí cao của TP Zurich cho thấy sức mạnh đồng franc Thụy Sĩ cũng như phản ánh mức giá cao của hàng tạp hóa, đồ gia dụng và dịch vụ giải trí. Năm ngoái Zurich xếp hạng 6.
Theo bà Upasana Dutt, người phụ trách chính của cuộc khảo sát phục vụ bảng xếp hạng mang tên "Chi phí sinh hoạt toàn cầu", việc gián đoạn nguồn cung khiến giá cả tăng trong thời kỳ 2021 - 2022 đã dịu lại khi Trung Quốc bãi bỏ các hạn chế liên quan đến COVID-19 vào cuối năm 2022. Tình trạng giá năng lượng leo thang sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra đầu năm 2022 cũng đã giảm.
Dù còn nhiều rủi ro tăng giá, EIU dự báo tốc độ lạm phát sẽ giảm hơn nữa trong năm 2024.
Châu Á tiếp tục có mức tăng trung bình của chi phí sinh hoạt thấp hơn những khu vực khác. Những thành phố thuộc Trung Quốc khác như Nam Kinh, Vô Tích, Đại Liên và Bắc Kinh cùng với hai thành phố đến từ Nhật Bản, Osaka và Tokyo, là những thành phố tụt hạng nhiều nhất trong bảng xếp hạng.
Thụy Sĩ có tới 2 thành phố trong nằm trong 10 vị trí đầu của bảng xếp hạng. Ảnh: zuerich.com
Người Lao Động