Sinh mệnh chính trị của Tổng thống Pháp Macron bị đe doạ
Ngày 7/7, cử tri Pháp đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội vòng hai nhằm định hình lại cục diện chính trị. Các cuộc thăm dò dư luận dự báo đảng Tập hợp Quốc gia (RN) cực hữu sẽ giành được nhiều phiếu nhất, nhưng có thể không đạt được đa số.
- 05-07-2024Nga bắt "đặc vụ Pháp", tạo địa chấn khắp Paris: FSB ra tuyên bố chính thức, ông Macron im ắng bất thường
- 01-07-2024Hàng chục nghìn người phẫn nộ, Pháp "sốc và hỗn loạn": Ukraine vạ lây, ông Putin sắp nhận "quà lớn"?
- 01-07-2024Bầu cử Pháp: Thất bại báo trước của Tổng thống Macron?
- 01-07-20245 câu hỏi về tác độ của bầu cử sớm ở Pháp đối với thị trường tài chính
Một kết quả như vậy có thể đẩy đất nước vào tình trạng quốc hội treo hỗn loạn, vào thời điểm chỉ còn vài tuần nữa sẽ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris, khiến quyền lực của Tổng thống Emmanuel Macron suy yếu nghiêm trọng.
Nếu RN, đảng đề cao chủ nghĩa dân tộc và hoài nghi châu Âu, giành được đa số, Tổng thống Macron sẽ phải chấp nhận giai đoạn "chung sống" cho đến hết nhiệm kỳ vào năm 2027.
Đảng RN của bà Marine Le Pen giành được chiến thắng lịch sử trong cuộc bỏ phiếu vòng một vào cuối tuần trước, mở ra khả năng nước Pháp nằm dưới sự quản lý của chính phủ cực hữu đầu tiên kể từ Thế chiến 2.
Nhưng sau khi các đảng trung dung và cánh tả hợp lực trong tuần qua nhằm tạo nên rào cản chống RN, hy vọng của bà Le Pen về việc RN giành được đa số tuyệt đối trong quốc hội 577 ghế đã bị thu hẹp.
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy RN sẽ trở thành lực lượng lập pháp thống trị, nhưng không đạt được đa số 289 ghế mà bà Le Pen và chính trị gia 28 tuổi Jordan Bardella mong muốn để đảm nhiệm vị trí thủ tướng và đưa nước Pháp theo hướng cực hữu.
Các cuộc bỏ phiếu mở cửa lúc 8 giờ sáng (06:00 GMT) và đóng cửa lúc 6 giờ chiều.
Tình hình sẽ phụ thuộc vào việc cử tri có nghe theo lời kêu gọi của các liên minh chống RN để ngăn chặn đảng này lên nắm quyền hay không.
Ngay cả khi RN thất bại, đảng này sẽ tăng hơn gấp đôi số ghế 89 mà họ giành được trong cuộc bầu cử năm 2022 và chiếm ưu thế trong một quốc hội ngổn ngang.
Một kết quả như vậy có thể sẽ làm tê liệt chính sách cho đến khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Macron kết thúc, khi bà Le Pen dự kiến sẽ khởi động nỗ lực tranh cử tổng thống lần thứ tư.
Ông Macron khiến cả đất nước choáng váng, các đồng minh chính trị và những người ủng hộ ông tức giận khi ông kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử sớm, với hy vọng đánh bại đối thủ sau khi thua RN trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.
Dù kết quả cuối cùng thế nào thì chương trình nghị sự chính trị của ông giờ đây "dường như đã chết", 3 năm trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.
Một chính phủ do RN lãnh đạo sẽ đặt ra những câu hỏi lớn rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ đi về đâu, vì Pháp vẫn đóng vai trò dẫn dắt trong khối.
Đối với các cộng đồng người nhập cư và thiểu số ở Pháp, sự trỗi dậy của RN gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng họ không được chào đón.
Tiền Phong