MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sốc: Vi khuẩn ở vỏ gối và ga giường nhiều gấp 17.442 lần so với bệ toilet

21-09-2023 - 15:12 PM | Sống

Giường ngủ là nơi chúng ta nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi cơ thể sau một ngày làm việc vất vả. Tuy nhiên, nếu KHÔNG vệ sinh ga trải giường hay gối nệm thường xuyên chúng sẽ trở thành ổ vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả gia đình bạn.

Khoảng 1/3 cuộc đời của con người dành cho giấc ngủ. Người trưởng thành khỏe mạnh cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày, trong khi trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên thậm chí cần ngủ nhiều hơn để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển. 

Theo một cuộc khảo sát do Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ thực hiện chỉ ra rằng giường ngủ sạch có thể góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ của một người. Nhưng vỏ gối và ga trải giường lại không sạch sẽ như chúng ta tưởng tượng. Trên thực tế, đây thường là nơi sinh sản của mạt bụi và vi khuẩn, khiến chúng trở thành "điểm mù vệ sinh" trong nhà.

Sốc: Vi khuẩn ở nơi chúng ta ‘úp mặt’ vào mỗi ngày, nhiều gấp 17.442 lần so với bệ toilet - Ảnh 1.

Vỏ gối và ga trải giường bẩn đến mức nào? 

Để biết vỏ gối và ga trải giường lâu không giặt bẩn thế nào, một cuộc khảo sát của Đại học Bang North Carolina (Mỹ) đã được thực hiện trên 2.250 người trưởng thành. Khảo sát này tìm hiểu tần suất thay ga trải giường của mọi người và cho thấy: Hơn 50% người dân có thói quen thay ga trải giường bốn tháng một lần, thậm chí có 12% người chỉ thay ga trải giường vào các dịp lễ, cuối năm hay ngày quan trọng.

Trong một nghiên cứu của công ty chăn ga gối đệm AmeriSleep (Mỹ), những người tham gia được yêu cầu không giặt ga trải giường trong bốn tuần. Kết quả cho thấy vào cuối giai đoạn thử nghiệm, lượng vi khuẩn trong vỏ gối cao gấp 39 lần so với bát ăn của thú cưng, trong khi ga trải giường chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 5,4 lần so với hộp đựng bàn chải đánh răng. Ngoài ra, vỏ gối không giặt trong một tuần có có thể sản sinh ra 3 triệu vi khuẩn, tức gấp 17.442 với bệ toilet.

Nghiên cứu cũng phát hiện bốn chủng vi khuẩn chính có trong chăn ga gối đệm, bao gồm vi khuẩn gram âm (41,45%), vi khuẩn gram dương (24,94%), trực khuẩn (23,38%) và cầu khuẩn gram dương (10,23%). 

Sốc: Vi khuẩn ở nơi chúng ta ‘úp mặt’ vào mỗi ngày, nhiều gấp 17.442 lần so với bệ toilet - Ảnh 2.

Vỏ gối và ga giường bẩn gây hại sức khỏe ra sao?

Mỗi khi nằm trên giường, cơ thể sẽ bong da chết cùng bụi bẩn, mồ hôi hoặc dầu tích tụ trên bề mặt da. Ngay cả khi chúng ta tắm rửa kỹ càng, dấu vết còn sót lại của mỹ phẩm và kem dưỡng da vẫn có thể đọng lại trên giường. Ngoài ra, bụi và các chất gây dị ứng, bao gồm cả mạt bụi, có thể tích tụ theo thời gian và tìm đường xâm nhập vào ga trải giường, gối và nệm.

Theo dữ liệu từ Cleveland Clinic, đây là một số ảnh hưởng sức khỏe phổ biến do giường bẩn gây ra:

Các triệu chứng hen suyễn và dị ứng: Mạt bụi trên giường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng và hen suyễn.

Triệu chứng phát ban và chàm: Vi khuẩn trong tế bào da chết có thể làm tăng nguy cơ phát ban. Bệnh chàm, một trong những loại phát ban da phổ biến nhất, gây ra bởi sự kết hợp giữa khô da và vi khuẩn hoạt động quá mức trên da. Ngoài ra, mạt bụi cũng có thể gây phát ban.

Mụn trứng cá và viêm nang lông: Vi khuẩn cũng có thể gây viêm nang lông, một bệnh nhiễm trùng đôi khi gây đau đớn và dẫn đến ngứa da và nổi mụn.

Nhiễm nấm và ký sinh trùng: Vật nuôi có thể mang các sinh vật nấm và ký sinh trùng, chẳng hạn như nấm ngoài da và bệnh ghẻ, sau đó có thể truyền sang giường và da người.

Sốc: Vi khuẩn ở nơi chúng ta ‘úp mặt’ vào mỗi ngày, nhiều gấp 17.442 lần so với bệ toilet - Ảnh 3.

Bao lâu thì nên giặt vỏ gối và ga giường một lần?

Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Mỹ khuyến cáo người dân nên thay ga trải giường, vỏ gối hàng tuần, đặc biệt là với những người hay đổ mồ hôi đêm, gia đình có trẻ nhỏ và bị rụng tóc nhiều.

Nếu bạn nuôi thú cưng ngủ trên giường, nên thay ga trải giường ba đến bốn ngày một lần. Vệ sinh chăn bông, vỏ chăn hai đến ba tháng một lần, cứ sáu tháng một lần hoặc lâu hơn cho đệm. Tuy nhiên với thiết kế đặc trưng là có lõi bông phía trong nên các loại ruột chăn chỉ được phép giặt khô. Sau khi giặt nên phơi ở nơi thoáng mát nhiều gió để khử mùi tự nhiên. 

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường xuyên phơi ruột chăn, ruột gối dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt các vi khuẩn và mầm mống gây bệnh trong chăn. Việc vệ sinh giúp kéo dài tuổi thọ của nệm và ga trải giường, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.




Theo Ngọc An

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên