MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Suy thận không được ăn nấm? BS nhắc nhở có 3 thực phẩm khác cần chú ý ăn để thận khỏe mạnh

14-08-2024 - 16:00 PM | Sống

Lựa chọn thực phẩm để ăn đúng có vai trò giúp thận khỏe mạnh, loại bỏ nguy cơ suy hỏng thận.

Nấm là kẻ thù của bệnh nhân suy thận?

Rainie Sun (một giáo viên tiểu học tại Trung Quốc), được chẩn đoán bị suy thận nhiều năm nay. Kể từ đó, cô quan tâm hơn đến chế độ ăn uống và sức khỏe của bản thân.

Một lần đi dạo trong công viên cùng bạn bè, Rainie Sun nghe họ nói suy thận không được ăn nấm. Điều này khiến cô rất lo lắng. Sau khi về nhà, cô vội vàng tìm hiểu nhưng thông tin rất lộn xộn, có nhiều giả thuyết khác nhau. Quyết định không tự mình tìm kiếm, Rainie Sun đã đến bệnh viện vào sáng sớm hôm sau.

Suy thận không được ăn nấm? BS nhắc nhở có 3 thực phẩm khác cần chú ý ăn để thận khỏe mạnh- Ảnh 1.

Nấm là kẻ thù của bệnh nhân suy thận? (Ảnh minh họa: Internet)

BS Trần Lưu (chuyên gia về bệnh thận, chuyên nghiên cứu chế độ ăn uống của bệnh nhân suy thận tại Quảng Châu, Trung Quốc), giải thích, bệnh nhân suy thận đúng là rất cần cẩn trọng khi ăn uống.

"Tuy nhiên, đối với nấm thì bạn không cần tránh ăn tuyệt đối. Nấm có hàm lượng kali, phốt pho cao. Đối với người bị suy thận, việc hấp thụ quá nhiều kali và phốt pho sẽ gây thêm áp lực cho thận, có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, thậm chí gây hại sức khỏe tim mạch", BS Lưu giải thích.

Chuyên gia cho rằng, bệnh nhân suy thận không cần phải tránh ăn nấm hoàn toàn. Nếu suy thận ở mức độ nhẹ đến trung bình, việc kiểm tra hàng ngày cho thấy nồng độ kali và phốt pho được kiểm soát tốt, bạn có thể ăn một lượng nấm thích hợp.

Ngoài ra, nấm còn rất giàu chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Điều quan trọng là ăn có kiểm soát, tránh dùng quá liều.

Suy thận không được ăn nấm? BS nhắc nhở có 3 thực phẩm khác cần chú ý ăn để thận khỏe mạnh- Ảnh 2.

Chuyên gia cho rằng, bệnh nhân suy thận không cần phải tránh ăn nấm hoàn toàn. (Ảnh minh họa: Internet)

Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS.TS Trần Đình Toán (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng) khuyên, bệnh nhân suy thận không nên ăn quá 100g nấm nấu chín mỗi tuần. Nên ngâm nấm trong nước trước khi nấu nướng và trước khi ăn. Điều này giúp giảm một phần kali và phốt pho có trong nấm.

Ngoài nấm còn có một số loại trái cây, rau quả người bệnh suy thận cần chú ý khi ăn

1. Cà chua

Cà chua rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin C, kali và lycopene. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị suy thận, hàm lượng kali cao trong cà chua có thể trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Bệnh nhân mắc bệnh thận bị suy giảm khả năng bài tiết kali. Ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng kali cao có thể dẫn đến lượng kali trong máu bất thường, rối loạn nhịp tim, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tim.

Vì vậy, bệnh nhân suy thận nên hạn chế ăn cà chua, đặc biệt nếu nồng độ kali trong máu cao. Khi ăn cà chua nên ăn nấu chín xốt trứng để giảm hàm lượng kali. Không ăn cà chua sống vì hàm lượng kali tương đối cao. Ngoài ra nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng ăn hợp lý mỗi tuần.

Suy thận không được ăn nấm? BS nhắc nhở có 3 thực phẩm khác cần chú ý ăn để thận khỏe mạnh- Ảnh 3.

Bệnh nhân suy thận nên hạn chế ăn cà chua, đặc biệt nếu nồng độ kali trong máu cao. (Ảnh minh họa: Internet)

2. Chuối

Chuối là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, vitamin A, vitamin B6 và vitamin C. Tuy nhiên, người bệnh suy thận cần cảnh giác với hàm lượng kali cao trong chuối.

Bạn có thể chọn những quả chuối nhỏ hoặc cắt chuối thành nhiều phần và ăn trong vài ngày. Tùy thuộc vào độ chín của chuối mà hàm lượng kali của chúng cũng khác nhau. Chuối chưa chín có hàm lượng kali thấp hơn và có thể được sử dụng tùy ý.

3. Cam

Là loại trái cây giàu vitamin C và chất xơ, cam là sự lựa chọn rất lành mạnh cho người dân nói chung. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị suy thận, cam cũng cần phải thận trọng do hàm lượng kali cao.

May mắn là cách tiêu thụ và chế biến cam có thể ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ giải phóng kali của chúng. Hàm lượng kali trong nước cam tươi vắt cao hơn nhiều so với việc ăn cả quả. Vì vậy, bệnh nhân suy thận nên tránh uống nước cam. Thay vào đó nên ăn cam tươi trực tiếp với mức độ vừa phải.

Theo Tuấn Minh

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên