MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tỷ giá và bài toán nợ công: Chuyên gia nói gì?

04-06-2015 - 08:27 AM | Tài chính - ngân hàng

Việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND có thể không ảnh hưởng đến nợ công vì trong cơ cấu nợ công có những đồng tiền đã yếu đi rất nhiều như đồng EURO, đồng yên Nhật...

TS. Lê Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
75 bài viết
  • Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
  • Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023

Ngày 7/5/2015, NHNN chính thức điều chỉnh tỷ giá thêm 1%. Theo NHNN, ngay từ đầu năm 2015, trên cơ sở phân tích, dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, NHNN đã đề ra định hướng điều hành tỷ giá không quá 2% cho cả năm nay.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và nhà quan sát, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến nợ công do vốn vay bằng đồng USD của Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nợ công.

Chia sẻ về câu chuyện tỷ giá và nợ công tại hội thảo “Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015” do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức mới đây, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cần cân nhắc việc điều chỉnh tỷ giá tác động đến gánh nặng nợ công.

Cụ thể, theo ông Doanh, NHNN thực hiện chính sách “neo” tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ việc chi trả nợ công của ngân sách.

“Tuy nhiên, trong một thế giới luôn biến động mà giữ ổn định như thế, vô hình chung sẽ làm cho đồng tiền cao giá lên” – Chuyên gia Lê Đăng Doanh nhận định.

Ông Doanh cho rằng, trong hoàn cảnh các đồng tiền khác mất giá, kể cả đồng Nhân dân tệ, đồng yên Nhật mà giữ đồng tiền Việt Nam trong biên độ hẹp 2% là không nên.

Trên cơ sở đó, vị chuyên gia này kiến nghị, NHNN nên điều chỉnh tỷ giá linh hoạt và chuyển mạnh sang kinh tế thị trường; làm cho doanh nghiệp và người dân quen dần với những biến động tỷ giá.

Nếu giữ cố định sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng, đầu cơ để đẩy tỷ giá lên. Nhưng điều kiện tiền đề để thả nổi được là phải có nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh, phải chuyển đổi được.

Về vấn đề nợ công, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, năm nay các con số nợ công và bội chi ngân sách bắt đầu đè nặng lên người dân, từ nâng thuế đến giá các mặt hàng thiết yếu như điện nước, xăng dầu...

Do vậy, cần phải tái cơ cấu toàn bộ chi tiêu ngân sách và phải thiết lập kỷ luật ngân sách nghiêm chỉnh. Theo TS Lê Đăng Doanh, chi thường xuyên của Việt Nam chiếm 71% tổng chi ngân sách, trong khi chi trả nợ công chiếm 31,2%. Tính ra là trên 102% của tổng chi ngân sách. Như vậy sẽ không còn vốn cho đầu tư và phải đi vay để đầu tư.

“Có một thời kỳ Việt Nam đã nới lỏng kỷ luật ngân sách. Và tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần có điều chỉnh và trở lại kỷ luật ngân sách chặt chẽ” – Vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Lo ngại tình trạng này kéo dàu sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, TS Lê Đăng Doanh phân tích, các chi phí đầu vào tăng lên nhiều quá sẽ làm cho kinh tế Việt Nam cạnh tranh được, đặc biệt là ngành du lịch. Du lịch giảm sút vì chi phí đắt đỏ, dịch vụ kém. Ngược lại, du lịch Thái Lan giá rẻ, dịch vụ tốt hơn…

Trong khi đó, cũng chia sẻ tại hội thảo, TS Huỳnh Thế Du - Giám đốc Đào tạo, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết, câu chuyện chúng ta hay nói gần đây khắp trên thế giới chính là cuộc chiến tiền tệ. Hiểu một cách đơn giản là các nước cố gắng hạ thấp giá trị đồng tiền của họ, phá giá đồng tiền để có lợi cho kinh doanh trong nước.

Theo TS Du, với kinh doanh quốc tế thì việc làm cho đồng tiền có giá trị thấp là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, khi chúng ta “neo” vào đồng Đôla Mỹ và đồng tiền của chúng ta vô hình chung tăng giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.

“Tôi tán thành việc NHNN đưa ra thông điệp rõ ràng hàng năm nhưng nên đưa ra thông điệp linh hoạt hơn vì ta không biết điều gì sẽ xảy ra ngày mai. Nếu ta đưa ra con số nhất định thì sẽ tự đặt chúng ta vào tình thế khó xử để giữ được lời hứa hay không. Trong bối cảnh hiện nay, việc "bảo hiểm" tỉ giá như vậy sẽ có lợi cho nhập khẩu và gây tổn hại đến xuất khẩu” – ông Du nói.

Còn theo TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng VEPR, thay đổi tỷ giá nếu được thực hiện cùng các chính sách thay đổi cơ cấu thành công có thể giúp nguồn thu được cải thiện, khắc phục được nợ công.

Theo tính toán của VEPR, hiện đồng EURO và đồng yên Nhật cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong nợ công; nợ công bằng đồng USD chỉ là một phần. Do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND có thể không ảnh hưởng đến nợ công vì trong cơ cấu nợ công có những đồng tiền đã yếu đi rất nhiều như đồng EURO, đồng yên Nhật...

Nguyệt Quế

Tài chính Plus

Trở lên trên