Yanis Varoufakis - "Người hùng" hay "kẻ tội đồ" của Hy Lạp?
Sự yêu thích mà người dân Hy Lạp dành cho Varoufakis vẫn không hề phai nhạt kể cả sau khi ông từ chức bởi ông đã từ chối việc “quỳ gối” trước yêu cầu của các chủ nợ.
- 09-07-2015Tổng Giám đốc IMF khuyến cáo Hy Lạp phải “đi cả hai chân”
- 09-07-2015Hiểu thêm về ELA - "phao cứu sinh" của các ngân hàng Hy Lạp
- 07-07-2015Khủng hoảng ở Hy Lạp: Khi các ngân hàng "chết"
Dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của Yanis Varoufakis không bắt đầu hình thành ở Athens hay thậm chí là Brussels hoặc Berlin, mà ở thủ đô Riga của đất nước vùng Baltic Latvia.
Ở đó, chỉ 2 tháng trước đây, tại cuộc họp không chính thức với sự tham gia của các Bộ trưởng Tài chính Eurozone diễn ra tại thư viện quốc gia có cấu trúc khá kỳ lạ của Latvia, vị Bộ trưởng Tài chính của Hy Lạp ngồi giữa những người đồng cấp đến từ các nước còn lại trong Eurozone. Họ tập hợp ở đây để xem xét điều được cho là “sự thất bại” của Varoufakis trong việc giải quyết tình huống cấp bách cũng như những điểm khác biệt đang chắn ngang giữa Athens và các chủ nợ.
Những cuộc tấn công nhằm vào Varoufakis không hề mang tính chất cá nhân. Một số người đã tham dự cuộc họp đầy căng thẳng cho rằng các Bộ trưởng khác đã lăng mạ Varoufakis - chuyên gia kinh tế được đào tạo tại Anh đồng thời cũng là một chuyên gia về lý thuyết trò chơi. Họ gọi ông là một kẻ nghiệp dư hay một kẻ lừa đảo. Ngược lại, một số khác trong phòng họp nói rằng điều đó không đúng.
Tuy nhiên, ẩn sâu trong những cuộc tranh luận là sự thực tàn khốc, và có lẽ nên tóm tắt tất cả những gì diễn ra bằng một câu cảm thán: “Không thể tin nổi”. Bộ trưởng Tài chính Slovakia đã nói như vậy sau khi Varoufakis trình bày những dự báo đầy lạc quan về một thỏa thuận cứu trợ mà Hy Lạp sắp đạt được.
“Họ đã nhất trí căm ghét tôi”, Varoufakis viết trên Twitter. “Và tôi chào đón sự căm ghét ấy”. Tài khoản của ông đã có hơn 500.000 người theo dõi.
Một ngày sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu cho thấy phe phản đối thắt lưng buộc bụng để đổi lấy cứu trợ đã giành chiến thắng áp đảo. “Hy Lạp từ chối tầm nhìn hạn hẹp của một Eurozone có chức năng giống như một cái lồng sắt đang giam cầm người dân”. Varoufakis đã từ chức.
“Ngay sau khi kết quả trưng cầu được thông báo, tôi nhận thức được rằng một số quan chức và đối tác châu Âu muốn tôi vắng mặt trong các cuộc họp sắp tới. Điều này sẽ giúp ích cho Thủ tướng để Hy Lạp có thể đạt được thỏa thuận. Vì lý do này từ hôm nay tôi sẽ từ bỏ vị trí Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp”. Đó là những dòng chữ tuyên bố về việc từ chức được Varoufakis đăng trên blog cá nhân.
Chỉ một vài ngày sau cuộc họp ở Riga, và sau một cuộc gọi giữa Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem và Thủ tướng Alexis Tsipras, vị Bộ trưởng đầy lôi cuốn chuyên đi lại bằng xe máy phân khối lớn xuất thân từ vùng ngoại ô Jeroen Dijsselbloem giàu có của Athens, đã không còn là người dẫn đầu các cuộc đàm phán nợ.
Một số quan chức Eurozone luôn nghi ngờ Varoufakis là người đứng sau nhiều bước lùi của quá trình đàm phán nợ. Thậm chí họ cho rằng Thủ tướng Hy Lap Tsipras thực sự muốn đồng thuận với Eurozone nhưng lại bị kẹt trước Varoufakis.
Mặc dù bước vào trụ sở Bộ Tài chính Hy Lạp tọa lạc bên quảng trưởng Syntagma (Athens) với bầu không khí mang đậm tính chất chính trị bao quanh, Varoufakis hoàn toàn là người mới bước vào chính trường. Ông chưa từng có một vị trí chính thức nào trước khi được bầu làm một trong các lãnh đạo của đảng Syriza trong cuộc bầu cử hồi tháng 1.
Trên tài khoản Twitter và blog cá nhân, ông vẫn tự nhận mình là một giáo sư kinh tế hay “nhà kinh tế học ngẫu nhiên”. Ông hiếm khi đề cập đến vị trí của mình trong Chính phủ.
Sau khi tới Rome hồi tháng Hai lần đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, Varoufakis đã thẳng thừng tuyên bố các khoản nợ của Italy là không bền vững. Kết quả là ông nhận được thái độ thù địch của Pier Carlo Padoan – cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại OECD và giờ đang là Bộ trưởng Tài chính Italy.
Khi Pierre Moscovici, chuyên gia kinh tế trưởng của EU, cố gắng tìm ra một thỏa thuận giữa Athens và các nước cứng rắn ở Eurozone, Varoufakis cũng ngay lập tức cho rằng Moscovici là người đứng sau các chủ nợ.
Sự yêu thích mà người dân Hy Lạp dành cho Varoufakis vẫn không hề phai nhạt kể cả sau khi ông từ chức bởi ông đã từ chối việc “quỳ gối” trước yêu cầu của các chủ nợ. Tuy nhiên, một số chính trị gia cánh tả lại cho rằng Varoufakis – người mang quốc tịch Australia và đã có 7 năm dạy học ở Texas – là một kẻ “dính mũi vào chuyện của người khác”.
Financial Times