MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Một mình ngân hàng không gánh nổi

11-07-2023 - 13:35 PM | Tài chính - ngân hàng

Tuần qua, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) về tình hình hoạt động của hiệp hội, cộng đồng SME và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hàng loạt giải pháp đã được người đứng đầu Chính phủ đưa ra, và cũng được ngành ngân hàng lĩnh hội cũng như rốt ráo thực hiện.

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Một mình ngân hàng không gánh nổi - Ảnh 1.

Tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng đã nêu, hội nghị này tập trung vào những khó khăn từ phía hoạt động ngân hàng, còn có thể sẽ có các cuộc họp với các bộ, ngành khác. Thủ tướng cũng chỉ đạo rất quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong đó có DNNVV.

Theo lãnh đạo Chính phủ, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp DNNVV nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó khu vực DNNVV chiếm tỷ trọng khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động (857.600 doanh nghiệp đang hoạt động), đây là nhóm khách hàng mà ngành ngân hàng dành ưu tiên trong hoạt động cấp tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 35 (năm 2016),

Qua báo cáo của Hiệp hội DNNVV, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chia sẻ: Bối cảnh hiện nay, người dân và DN đặc biệt là DNNVV đều đang rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Đây cũng là khó khăn chung của thế giới chứ không riêng Việt Nam.

Về phía NHNN, Thống đốc cho biết, NHNN rất quan tâm đối với việc tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân nói chung, DNNVV nói riêng. Từ khi đại dịch Covid xảy ra, hệ thống ngân hàng dành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều giải pháp về lãi suất, tín dụng, cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ được triển khai. .

Đối với vấn đề lãi suất, Thống đốc cho biết trên cơ sở cân nhắc bối cảnh, tình hình, NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, đưa lãi suất điều hành về mức trước dịch Covid 19 xảy ra. Thống đốc cũng nhấn mạnh, NHNN Việt Nam là một trong số rất ít các NHTW trên thế giới giảm lãi suất. Các TCTD đang tích cực giảm lãi suất, mặt bằng lãi suất bình quân giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022, do chính sách có độ trễ nên có thể các TCTD sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Thống đốc cũng cho rằng để hạ lãi suất là một cố gắng của NHNN bởi khi hạ lãi suất, NHNN phải chèo lái và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách để có thể làm sao ổn định không những thị trường tiền tệ mà còn thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

“Để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, bản thân các DNNVV cũng cần khắc phục những hạn chế của mình, bởi đó chính là những vấn đề đang gây cản trở trong việc ngân hàng đưa ra quyết định cho vay. DN cần nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp, tình hình tài chính, minh bạch hóa thông tin....”.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

Cần sự tương tác 3 bề 4 bên

Đến cuối tháng 6/2023, dư nợ nền kinh tế đạt 12,42 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so 2022. Dư nợ đối với doanh nghiệp khoảng 6,3 triệu tỷ đồng (tăng 4,66% so 2022, chiếm 51% dư nợ nền kinh tế). Dư nợ đối với DNNVV đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, tăng gần 4% so với cuối 2022, chiếm khoảng 18,5% dư nợ nền kinh tế. Hiện nay, hầu hết các TCTD đều tham gia cho vay DNNVV, nhiều TCTD đã chủ động triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng ưu đãi với điều kiện vay vốn và lãi suất thấp hơn so với các sản phẩm tín dụng thông thường.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, mặc dù không thay đổi quy định cho vay nhưng thời gian qua, NHNN đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn qua việc ban hành Thông tư 02 cho phép các TCTD cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng. Thống đốc cho biết, việc tương tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp là rất cần thiết để hiểu, chia sẻ, nhận diện những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật. Bởi vậy, thời gian vừa qua, NHNN đã chỉ đạo chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phó tổ chức nhiều hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về tín dụng, lãi suất, các DN thẳng thắn trao đổi những vấn đề đang vướng mắc như không vay được vốn ngân hàng nào, ngân hàng giải thích vì sao không được vay vốn…

Trước ý kiến cho rằng các NHTMCP huy động lãi suất cao nên cho vay lãi suất cao hơn, có ngân hàng huy động ở tỉnh này lại cho vay ở tỉnh khác, doanh nghiệp không vay được của NHTMCP…, Thống đốc giải thích việc quyết định lãi suất huy động và cho vay là do các TCTD tự quyết định, trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn nếu không vay được của NHTMCP thì vẫn có lựa chọn vay của các NHTMNN, hiện nay toàn hệ thống có tới trên 2 nghìn chi nhánh trên khắp cả nước, các NH có hiện diện tới tận huyện, NH chính sách xã hội còn có điểm giao dịch tới tận cấp xã.

Với vấn đề đầu ra của doanh nghiệp gặp khó khăn. Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nhưng về phía các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến chất lượng hàng hoá, dịch vụ, khi hàng hóa có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm…, sẽ khuyến khích khách hàng mua hàng của doanh nghiệp.

Về phía NHNN, Thống đốc khẳng định, thời gian tới tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ và bám sát diễn biến kinh tế, tiền tệ, tích cực triển khai các giải pháp từ phía ngành Ngân hàng cũng như phối hợp các bộ, ban ngành để tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân nói chung và DNNVV nói riêng.

Theo Khánh Huyền

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên