Tăng trưởng GDP năm 2018 sẽ đạt trên 6,7%, GDP bình quân đầu người khoảng 2.540 USD
Nếu tính theo ngang giá sức mua thì thu nhập đầu người năm 2018 ước đạt 7.640 USD, với mức tăng bình quân 6% hàng năm, đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 8.580 USD.
- 22-10-2018Quốc hội sẽ thảo luận nhiều vấn đề kinh tế, tài chính quan trọng tại kỳ họp này
- 22-10-2018Hôm nay, Quốc hội khai mạc Kỳ họp 6, trình nhân sự bầu Chủ tịch nước
- 21-10-2018Quốc hội mặc niệm cố Tổng Bí thư Đỗ Mười, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Sáng ngày 22/10, phát biểu trước Quốc hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Sáu Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trước những biến động phức tạp của tình hình trong nước, thế giới, nhất là chiến tranh thương mại, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế, nền kinh tế vẫn đạt được những tín hiệu tích cực.
Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,98%, cả năm dự kiến vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 6,7%. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng bình quân ước cả năm dưới 4%, là năm thứ 3 liên tiếp kiểm soát dưới 4%. Tín dụng 9 tháng tăng 10,41%, cả năm tăng dưới 17%.
Thu ngân sách cả nước ước vượt 3% dự toán, trong đó tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu, dầu thô giảm, thu nội địa tăng (gần 82% tổng thu).
Về bội chi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm 2018 khoảng 3,67% GDP, thấp hơn mục tiêu 3,7%. Tỷ lệ này sẽ giảm về 3,4% sau 2 năm nữa. Nợ công khoảng 61,4% GDP, thấp hơn mức 63,7% của năm 2016.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước cả năm đạt 34% GDP, trong đó tỷ trọng đầu tư ngoài nhà nước giảm, đầu tư tư nhân tăng đạt 42,4%. Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài FDI khoảng 18 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Theo Thủ tướng, nhờ kinh tế xã hội phát triển ổn định, quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 ước tính đạt trên 5,5 triệu tỷ đồng, gấp 1,3 lần so với năm 2015. GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so với năm 2015.
Thủ tướng nhấn mạnh, "nếu tính theo ngang giá sức mua thì thu nhập đầu người năm 2018 ước đạt 7.640 USD, với mức tăng bình quân 6% hàng năm, đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 8.580 USD".
Đối với cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng cho hay, đã có 20 doanh nghiệp lớn bán cổ phần lần đầu trong 9 tháng năm 2018, thu về 20.300 tỷ đồng, riêng thoái vốn thu về 7.900 tỷ đồng, nâng tổng lũy kế lên 170.000 tỷ đồng. Cùng với đó, phương án cơ cấu lại 51 tổ chức tín dụng đã được phê duyệt, nợ xấu toàn hệ thống giảm còn khoảng 2%. Theo Dữ liệu Ngân hàng Nhà nước, hết tháng 6/2018, nợ xấu là 2,09% - giảm 0,37% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng là 12,27% cao hơn 3,27% so với mức tối thiểu.
Nhịp sống kinh tế
- Quốc hội quyết chi ngân sách Trung ương 2019 hơn 1 triệu tỷ đồng
- Chi 16.200 tỷ đồng cải cách tiền lương, tinh giản biên chế trong 2019
- Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể: Chúng ta có nhiều bài học 'xương máu'
- Chiều nay Quốc hội biểu quyết thông qua CPTPP
- Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: "Không thể có đại học vô chủ!"