MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tạo dựng di sản: Ta để lại gì cho thế hệ kế cận?

26-04-2022 - 10:00 AM | Sống

Tạo dựng di sản: Ta để lại gì cho thế hệ kế cận?

Khi đã đứng trên đỉnh cao của sự nghiệp, nhiều người bắt đầu trăn trở về điều họ có thể để lại cho đời, đặc biệt là thế hệ kế cận bởi khi đam mê và nhiệt huyết tuổi trẻ được định hướng đúng đắn, thành công của thế hệ đi trước sẽ được nối dài.

"Di sản" trong tư duy nuôi dạy con của người thành công 

Nhắc đến tầng lớp doanh nhân, chúng ta thường trầm trồ về khối tài sản khổng lồ mà họ dành cả đời để gây dựng. Thế nhưng, trên thực tế, không ít tỷ phú nổi tiếng lại từng bộc bạch rằng tiền bạc không phải là mục tiêu cuối cùng họ theo đuổi. Thay vào đó, họ muốn cống hiến tài năng và sự nghiệp của mình để làm những điều có ý nghĩa cho đời. Chính khát vọng lớn lao ấy đã tạo nên sự thay đổi trong tư duy nuôi dạy con của giới doanh nhân. Hơn cả bất kì gia tài hay quyền thừa kế để lại, họ tìm cách tạo dựng các giá trị mang tính lâu bền cho thế hệ mai sau, bắt nguồn từ việc khơi dậy đam mê và xây dựng nền tảng tri thức vững chắc. 

Là một người coi trọng giáo dục nên dù vô cùng bận rộn, tỷ phú Rockefeller vẫn cố gắng dành thời gian để đồng hành cùng các con. Không chọn cách chiều chuộng chúng để tương xứng với vị thế của một gia tộc giàu có, ông khai sáng cho các con về những bài học đắt giá trong cuộc sống mà một trong số đó là giá trị của sức lao động. Ông quan niệm, sự giàu có chỉ là kết quả phụ của quá trình làm việc chăm chỉ, "tất cả nhân phẩm và danh dự phải có được do chính mình tạo ra thì nhân phẩm và danh dự đó mới có thể tồn tại lâu dài". Dưới sự giáo dục của Rockefeller, gia đình ông trở nên giàu có trong suốt 7 thế hệ, nối dài vinh quang và sự hưng thịnh của cả gia tộc. Thậm chí, nhiều người trong số đó còn trở thành phó tổng thống, thống đốc, nhà sáng lập quỹ đầu tư và chủ ngân hàng lớn. 

Cùng ý niệm đó, tỷ phú Bill Gates cũng từng chia sẻ rằng: "Việc để lại toàn bộ tài sản cho con không phải là đã tốt cho chúng. Điều đó chỉ khiến lũ trẻ mất động lực làm việc, đóng góp cho xã hội cũng như làm méo mó những gì trẻ có khả năng làm được để tạo dựng con đường riêng cho mình". Và thay vì để 3 người con thừa kế khối tài sản khổng lồ, ông trao cho các con một nền giáo dục tuyệt vời để mỗi người có thể tự xây dựng sự nghiệp riêng. Bill Gates còn làm gương cho các con khi quyên góp phần lớn tài sản cho cộng đồng. Thành lập từ năm 2000, quỹ Bill & Melinda Gates Foundation đã chi gần 54 tỷ USD cho loạt sáng kiến liên quan y tế toàn cầu, xóa đói giảm nghèo và gần đây nhất là phát triển vaccine COVID-19. Hiện tại, 3 người con của ông trở thành những cá nhân độc lập, có học thức và tạo thêm rất nhiều giá trị mới cho xã hội. 

Tạo dựng di sản: Ta để lại gì cho thế hệ kế cận? - Ảnh 1.

Cho đến nay, định hướng đầy quyết đoán trong quá trình nuôi dạy con của Rockefeller hay Bill Gates vẫn là bài học truyền cảm hứng cho nhiều bậc phụ huynh. Không gì hạnh phúc và trọn vẹn hơn khi có thể giúp con tìm thấy đam mê; tập cho con cách nhìn ngắm thế giới với lăng kính rộng mở, để con thấy rằng ngoài kia vẫn còn vô vàn điều mới mẻ chờ được khám phá. Và sau tất cả, những trải nghiệm diệu kỳ ấy sẽ là thứ tài sản vô hình quý giá, là bệ phóng đưa con vững tiến vào tương lai.

Vì vậy, thay vì lo sợ những vết xước nhỏ, thế hệ doanh nhân tinh hoa luôn cho con được chạy nhảy trên đất bằng chính đôi chân trần của mình, để con cảm nhận được lòng nhiệt thành và khát vọng lớn đang dần từ bên trong. Và khi đó, thế hệ kế cận rồi sẽ cống hiến hết mình như cách mà ba mẹ chúng và thế hệ đi trước đã từng làm cho gia đình và cho xã hội. 

Khi khát vọng để lại di sản được nâng tầm trong chiến lược phát triển doanh nghiệp

Từ tâm huyết trong giáo dục con cái, nhiều doanh nhân dần đặt trọng tâm vào các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân tài bởi họ tin rằng "con người" mới là yếu tố then chốt làm nên sự trường tồn của doanh nghiệp. Trên hành trình đó, vai trò của người lãnh đạo sẽ không chỉ dừng lại ở việc duy trì tăng trưởng lợi nhuận hay để lại một bộ máy vận hành trơn tru, một hệ thống quản lý hiệu quả. Mà quan trọng hơn cả, là tạo dựng và truyền lại được những giá trị cốt lõi có sức sống lâu dài qua nhiều thế hệ nhân viên, kết nối mỗi cá nhân trong tập thể bằng niềm tin vững chắc vào định hướng dài hạn của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, một trong những doanh nghiệp làm rất tốt điều này phải kể đến ngân hàng ACB khi 80% nhân sự lãnh đạo trung, cao cấp đều đi lên từ những vị trí nhỏ nhất, trải qua thời gian dài gắn bó, đồng hành cùng ACB vượt qua mọi thăng trầm. Để có được "quả ngọt" như vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập, ACB đã đặt mục tiêu phát triển con người song hành với kinh doanh. Tại đây, mỗi cá nhân đều được bồi dưỡng đầy đủ, từ kĩ năng chuyên môn đến phẩm chất thấm nhuần hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp gồm Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa, Hiệu quả. Năm giá trị quý báu được khởi xướng bởi nhà sáng lập ngân hàng cách đây gần 30 năm và kể từ đó đến nay là kim chỉ nam trên con đường sự nghiệp của nhiều thế hệ người ACB, ở mọi cấp bậc từ nhân viên đến lãnh đạo. Mà câu chuyện của ông Từ Tiến Phát là một ví dụ điển hình.

Đi lên từ vị trí sinh viên thực tập, bên cạnh những nỗ lực cá nhân, không thể không kể đến vai trò của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc trao cơ hội cho ông rèn luyện và chứng tỏ năng lực ở nhiều vị trí khác nhau. Chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc vào tháng 1/2022, ông Phát là đại diện cho thế hệ nhân sự trẻ trưởng thành một cách rực rỡ trong môi trường ngân hàng này cũng như kế thừa trọn vẹn tinh thần lãnh đạo doanh nghiệp như những gì tiền bối để lại.

Tạo dựng di sản: Ta để lại gì cho thế hệ kế cận? - Ảnh 2.

Ông Từ Tiến Phát – Tân Tổng giám đốc ngân hàng ACB là thành quả ngọt ngào từ định hướng nuôi dưỡng nhân tài của ngân hàng ACB

Thành công của ông Từ Tiến Phát được coi là minh chứng rõ nét cho việc khi giá trị cốt lõi được xây dựng vững chắc sẽ trở thành "di sản" của doanh nghiệp, là ngọn lửa dẫn đường cho thế hệ tiếp nối kiến tạo nên thành tựu, đưa doanh nghiệp thậm chí toả sáng và trường tồn hơn bao giờ hết.

Di sản không chỉ là thành quả, đó là cả một hành trình 

Là ngân hàng đi lên bởi tài năng của những "thế hệ kế cận", hơn ai hết, ACB thấu hiểu rằng để trở thành doanh nghiệp trường tồn, thành quả và tâm huyết của thế hệ đi trước cần được truyền lại cho thế hệ mai sau. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi thời gian, sự chuyên tâm và nỗ lực vun đắp, ươm mầm của cả đội ngũ lãnh đạo và nhân viên. Bởi di sản không chỉ là thành quả, mà đó là cả một hành trình nỗ lực vì mục tiêu chung. 

Với mong muốn đồng hành cùng tầng lớp doanh nhân trên hành trình để lại di sản cho thế hệ mai sau, ACB đã cho ra mắt chiếc thẻ ACB Visa Infinite thuộc phân khúc cao cấp nhất trên thế giới với cách phát hành rất giới hạn (invitation only), chỉ dành tặng cho khách hàng cá nhân theo lời mời từ ngân hàng. Khoác lên mình thiết kế tinh tế được tạo tác với hình ảnh viên ngọc trai rực sáng giữa hồ sen thanh khiết; chiếc thẻ là biểu tượng cho sự trân trọng giá trị của việc tôi luyện để trường tồn theo thời gian.

Tạo dựng di sản: Ta để lại gì cho thế hệ kế cận? - Ảnh 3.

Hành trình vạn dặm khởi đầu từ một bước chân. ACB mong rằng vượt xa hơn cả những đặc quyền, ưu đãi, chiếc thẻ sẽ là người bạn đồng hành, cùng giới doanh nhân chia sẻ tầm nhìn lớn và nuôi dưỡng khát vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, nơi thế hệ kế cận được phát triển, được cống hiến và nối dài thành công.

https://cafef.vn/tao-dung-di-san-ta-de-lai-gi-cho-the-he-ke-can-20220426093441082.chn

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên