Tập đoàn Doosan của Hàn Quốc "để ý" tới dự án điện khí LNG tỷ đô tại Quảng Bình
Ngày 17/4, tại Hà Nội, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc) do ông Kim Bong Jun, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn làm trưởng đoàn.
- 16-03-2024Long đong số phận khách sạn Daewoo 7.000 tỷ: Từ vụ cắt nợ của tập đoàn Hàn Quốc đến khoản thế chấp phát hành hàng nghìn tỷ trái phiếu của DN liên quan Vạn Thịnh Phát
- 23-02-2024Hai 'gã khổng lồ' hóa chất Hàn Quốc trao tay nhau lượng lớn cổ phần của công ty sản xuất chất hóa dẻo duy nhất Việt Nam
- 21-01-2024Về tay chaebol Hàn Quốc, Imexpharm ước tính tăng 46% lợi nhuận năm 2023, lấn sân mảng trị liệu
- 15-01-2024Đại gia Hàn Quốc đằng sau trường đua ngựa gần 500 triệu USD ở Sóc Sơn: Chủ khách sạn dát vàng đầu tiên ở Hà Nội, đầu tư dự án sân golf dính nhiều sai phạm
- 02-01-2024DN Hàn Quốc muốn đổ 4,8 tỷ USD làm điện gió tại Việt Nam: Từng bắt tay ông Đặng Thành Tâm cho kế hoạch 1.000 tỷ đồng tại Đà Lạt, đang 'ngắm' loạt DA khủng
Ông Kim Bong Jun đã bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm và tạo cơ hội hợp tác trong dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Trạch 2 và các dự án về năng lượng tái tạo của EVN trong tương lai.
Trước lời đề nghị này, lãnh đạo EVN cho biết, hiện EVN đang trình UBND tỉnh Quảng Bình về điều chỉnh chủ trương đầu tư do thay đổi nhiên liệu từ than sang khí LNG. Về cơ hội hợp tác, Doosan có thể tham gia đầu thầu các gói thầu chính của dự án sau khi EVN hoàn thành các thủ tục phê duyệt theo quy định.
Với mục tiêu thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang triển khai các dự án và giải pháp chuyển dịch năng lượng, phát triển nguồn năng lượng xanh. Vì vậy, EVN mong muốn Tập đoàn Doosan tích cực chia sẻ những kinh nghiệm về ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật vào quá trình chuyển dịch năng lượng, đặc biệt là công nghệ đốt trộn amoniac thông qua các hội thảo kĩ thuật, chia sẻ kinh nghiệm hoặc các chuyến đi thăm thực tế tại các nhà máy ứng dụng công nghệ đốt trộn amoniac của Doosan.
Trước đó, vào tháng 1/2024, Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An cũng đã tiếp và làm việc với ông Kim Jung-Kwan - Giám đốc Marketing kiêm Phó chủ tịch Tập đoàn Doosan. Tập đoàn Hàn Quốc thể hiện mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác với EVN trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt là hợp tác ứng dụng công nghệ đốt kèm amoniac cho các nhà máy điện than của EVN.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 2 (gồm 2 tổ máy tổng công suất 1.200 MW) được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 215/QĐ-TTg (ngày 18/2/2021). Tổng mức đầu tư (sơ bộ) khoảng 48.150 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của EVN chiếm 20%, còn lại là vốn vay. Dự án sẽ được vận hành thương mại tổ máy số 1 năm 2028 và vận hành thương mại tổ máy số 2 năm 2029.
Đây là một trong hai nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch (tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) với tổng diện tích 540,5 ha (330,5ha diện tích đất liền và 210ha diện tích mặt nước biển) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư.
Trong đó, dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 (gồm 2 tổ máy tổng công suất 1.400 MW, có tổng mức đầu tư trên 41.000 tỷ đồng).
Đến ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 500/QĐ-TTg, qua đó Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII). Trong đó, Nhà máy điện LNG Quảng Trạch 2 được điều chỉnh sang LNG với công suất 1.500 MW.
Đầu tháng 8/2023, tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Công thương với các địa phương về tình hình triển khai và giải pháp đầu tư xây dựng các dự án nhiệt điện LNG, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo bảo đảm tiến độ đối với từng dự án cụ thể, trong đó dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II phải hoàn thành chủ trương đầu tư trước tháng 12/2023, khởi công cuối năm 2024.
Doosan - tập đoàn đa ngành lớn và lâu đời nhất Hàn Quốc - được thành lập vào năm 1896. Sau hơn một thế kỷ, Doosan đã phát triển thành tập đoàn đa ngành và được xếp hạng là một trong 10 nhà sản xuất thiết bị hạng nặng lớn nhất thế giới.
Doosan Vina nhận giấy phép đầu tư tại Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 20/11/2006 và bắt đầu hoạt động kinh doanh từ năm 2009, chuyên về lò hơi cho các nhà máy nhiệt điện, cẩu trục cảng biển, thiết bị khử nước biển thành nước ngọt, thiết bị đốt nóng nhiên liệu đầu vào, mô-đun và kết cấu thép cho các công trình cơ sở hạ tầng, Nhà máy lọc hóa dầu và công trình công nghiệp.