Thế cục đời người, hơn - kém nhau dựa vào 4 chữ: Tư duy tích cực
Tất cả điều này nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng “sức mạnh của suy nghĩ tích cực” thực sự có nghĩa là gì?
Sức mạnh của suy nghĩ tích cực (positive thinking power) là một khái niệm phổ biến, dù đôi khi ta có thể cảm thấy nó hơi sáo rỗng. Nhưng lợi ích về thể chất và tinh thần của suy nghĩ tích cực đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Suy nghĩ tích cực có thể giúp bạn tự tin hơn, cải thiện tâm trạng và thậm chí giảm khả năng mắc các bệnh như tăng huyết áp, trầm cảm và các rối loạn liên quan đến căng thẳng khác.
Bạn có thể định nghĩa suy nghĩ tích cực là hình ảnh tích cực, tự nói chuyện tích cực hoặc lạc quan chung, nhưng tất cả vẫn là những khái niệm chung chung, mơ hồ. Nếu bạn muốn có hiệu quả trong suy nghĩ một cách tích cực hơn, bạn sẽ cần những ví dụ cụ thể sau để giúp bạn vượt qua quá trình này.
1. Bắt đầu ngày mới với sự khẳng định tích cực
Làm thế nào bạn bắt đầu buổi sáng, tự tạo bầu không khí tích cực cho phần còn lại của ngày. Bạn đã bao giờ thức dậy muộn, hoảng loạn, và sau đó cảm thấy như không có gì tốt xảy ra trong ngày hôm nay? Điều này có thể là do bạn bắt đầu một ngày mới với một cảm xúc tiêu cực và một cái nhìn bi quan. Bạn sẽ cảm thấy mọi sự kiện mà bạn trải qua trong ngày hết sức tiêu cực.
Thay vì để điều này chi phối bạn, hãy bắt đầu ngày mới bằng những lời khẳng định tích cực. Nói chuyện với chính mình trong gương, ngay cả khi bạn cảm thấy ngớ ngẩn, với những câu nói như: “Ngày hôm nay sẽ là một ngày tốt lành”, hay là “Tôi sẽ trở nên tuyệt vời ngày hôm nay”.
2. Tập trung vào những điều tốt, tuy nhỏ
Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn gặp phải những chướng ngại vật, bởi vì cuộc sống không hoàn hảo.
Khi bạn gặp phải một thử thách như vậy, hãy tập trung vào những lợi ích nó mang lại, bất kể chúng có vẻ nhỏ hay không quan trọng. Ví dụ: nếu bạn bị kẹt xe, hãy nghĩ rằng bây giờ bạn có thêm thời gian để nghe nốt podcast yêu thích của bạn. Nếu cửa hàng đã bán hết những thứ bạn muốn mua, hãy nghĩ về cảm giác phấn khích khi mua thử một cái gì đó mới.
3. Tìm sự hài hước trong những tình huống xấu
Cho phép bản thân trải nghiệm sự hài hước trong những tình huống xấu nhất. Nhắc nhở bản thân rằng tình huống này có thể sẽ tạo nên một câu chuyện hay sau đó, và cố gắng tạo một trò đùa về nó. Ví dụ bạn sắp nghỉ việc; hãy tưởng tượng một cách ngớ ngẩn nhất mà bạn có thể khi dành ngày cuối cùng của bạn ở văn phòng, hoặc công việc lố bịch nhất bạn có thể theo đuổi tiếp theo như chăm kangaroo hoặc nhà điêu khắc bong bóng.
4. Biến thất bại thành bài học
Bạn không hoàn hảo. Bạn sẽ phạm sai lầm và trải nghiệm thất bại trong nhiều bối cảnh, nhiều công việc và với nhiều người. Thay vì tập trung vào cách bạn thất bại, hãy nghĩ về những gì bạn sẽ làm trong lần tới, sau đó, hãy biến thất bại của bạn thành một bài học. Khái niệm hóa điều này trong các quy tắc cụ thể. Ví dụ: bạn có thể đưa ra ba quy tắc mới để quản lý một dự án.
5. Chuyển đổi tự nói chuyện tiêu cực thành tự nói chuyện tích cực.
Tự nói chuyện tiêu cực có thể xuất hiện trong đầu bạn dễ dàng và thường khó nhận thấy. Bạn có thể nghĩ rằng: Tôi rất tệ về điều này hoặc tôi không nên thử điều đó. Nhưng những suy nghĩ này biến thành cảm xúc nội tâm và có thể quan niệm của bạn về bản thân trở nên xấu đi.
Khi bạn nhận thấy mình làm điều này, hãy dừng lại và thay thế những thông điệp tiêu cực bằng những thông điệp tích cực. Ví dụ, “Tôi rất tệ trong việc này” trở thành “Một khi tôi được thực hành nhiều hơn, tôi sẽ trở nên tốt hơn trong việc này”. “Tôi không nên cố gắng” trở thành “Điều đó đã không diễn ra như kế hoạch của tôi nhưng lần tới chắc chắn sẽ tốt hơn.”
6. Tập trung vào hiện tại
Tôi nói về việc hiện tại- không phải hôm nay, không phải giờ này, chính xác là khoảnh khắc này. Bạn có thể bị sếp mắng mỏ, nhưng hãy nghĩ xem, điều gì đang xảy ra trong lúc này mà bạn thấy tồi tệ vậy? Hãy quên bình luận mà sếp bạn đã đưa ra năm phút trước. Và quên đi những gì anh ta có thể nói trong vòng năm phút tới kể từ bây giờ. Hãy tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Trong hầu hết các tình huống, bạn sẽ thấy nó không tệ như bạn tưởng tượng.
Hầu hết các nguồn tiêu cực bắt nguồn từ một ký ức về một sự kiện gần đây hoặc trí tưởng tượng phóng đại về một sự kiện có thể xảy ra ở tương lai.
7. Tìm bạn bè, cố vấn và đồng nghiệp tích cực
Khi bạn bao quanh mình với những người tích cực, bạn sẽ nghe thấy những viễn cảnh tích cực, những câu chuyện tích cực và những lời khẳng định tích cực. Những từ tích cực của họ sẽ chìm vào và ảnh hưởng đến dòng suy nghĩ của bạn, từ đó ảnh hưởng đến lời nói của bạn và đóng góp tương tự cho nhóm. Tìm kiếm những người tích cực để lấp đầy cuộc sống của bạn. Cuộc sống của bạn có thể khó khăn, nhưng bạn cần loại bỏ những tiêu cực trong cuộc sống của bạn trước khi nó gây ảnh hưởng xấu đến bạn. Làm những gì bạn có thể để cải thiện tính tích cực của người khác và để sự tích cực của họ ảnh hưởng đến bạn theo cùng một cách.
Hầu như bất cứ ai trong mọi tình huống đều có thể áp dụng những bài học này vào cuộc sống của chính họ và tăng thái độ tích cực. Như bạn có thể tưởng tượng, suy nghĩ tích cực mang lại nhiều lợi ích, vì vậy bạn càng thực hành nó thường xuyên, bạn sẽ nhận ra những lợi ích lớn hơn.
Nhịp Sống Kinh Tế