Thêm một doanh nghiệp bị "ăn mòn" lợi nhuận do ảnh hưởng thiếu hụt container rỗng
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của các nước bị ảnh hưởng đáng kể từ quý 3/2020 đến nay, dẫn đến tình trạng không cân bằng lượng hàng hóa, nhập khẩu và xuất khẩu, làm cho tình hình thiếu container rỗng khi xuất hàng, giá cước vận tải tăng lên gấp 6-7 lần kéo lợi nhuận ròng nửa đầu năm của TPC giảm 13% so cùng kỳ, còn gần 10 tỷ đồng.
Công ty Nhựa Tân Đại Hưng (TPC) vừa tổng kết tình hình kinh doanh nửa đầu năm 2021. Ghi nhận, nhờ sản lượng bán ra tăng đáng kể, từ 1.400 tấn/tháng lên 1.600 tấn/tháng, nên doanh thu bán hàng tăng 17% lên gần 463 tỷ đồng.
Khấu trừ giá vốn, Công ty thu về lợi nhuận gộp 41 tỷ đồng, tăng 12%. Dù vậy, biên lãi gộp giảm mạnh từ mức 9,3% (nửa đầu năm 2021) xuống còn 8,9% (nửa đầu năm 2020).
Mặt khác, dưới tác động của đại dịch Covid-19, tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của các nước bị ảnh hưởng đáng kể từ quý 3/2020 đến nay, dẫn đến tình trạng không cân bằng lượng hàng hóa, nhập khẩu và xuất khẩu, làm cho tình hình thiếu container khi xuất hàng, giá cước vận tải tăng lên gấp 6-7 lần kéo lợi nhuận ròng nửa đầu năm của TPC giảm 13% so cùng kỳ, còn gần 10 tỷ đồng.
Được biết tình hình thiếu container đã tác động lên TPC từ năm 2020, Công ty theo đó cũng đã có những kế hoạch ứng phó.
Ghi nhận tại BCTN 2020, ban lãnh đạo Công ty cho biết, đối với ngành nhựa Việt Nam, trong năm 2020 các doanh nghiệp phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Sự xuất hiện của Covid-19 được phản ánh trên các thị trường nguyên liệu nhựa polymer, đạt mức thấp nhất trong hơn 10 năm vào quý đầu tiên của năm 2020. Tuy nhiên, sự kết thúc của quý đầu tiên chỉ là sự khởi đầu của câu chuyện. Xu hướng nguyên liệu nhựa tăng giá liên tục ở mức cao bắt đầu trong nửa cuối năm khi khủng hoảng về nguồn cung gia tăng.
Đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn chưa từng có khi phải đối mặt với tình trạng thiếu container rỗng trầm trọng và giá cước vận tải biển tăng gấp 3 - 4 lần. Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa, nhưng hàng loạt đơn hàng phải lưu kho, đàm phán lại, do không có container rỗng và giá cước vận tải tăng đột biến.
Theo đó, TPC chủ trương tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tiếp thị tìm kiếm thêm khách hàng mới tiềm năng, đặc biệt ưu tiên xuất khẩu vào Mỹ và Canada.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- PVS điều chỉnh giảm 12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau soát xét
- Vinaconex (VCG) điều chỉnh giảm hơn 30 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau soát xét
- Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp biến động mạnh sau soát xét bán niên 2021
- Petrolimex (PLX) điều chỉnh tăng 99 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau soát xét
- Bất chấp việc kinh doanh có lãi, kiểm toán vẫn nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của OGC