Thêm nhiều ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi
Biển lãi suất cao nhất ngân hàng niêm yết sáng ngày 09/02/2023, nguồn: Văn Tuệ
Sau Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, nhiều ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất, mức 8-9%/năm đang được xuất hiện nhiều hơn.
- 09-02-2023Giá vàng dự báo lập đỉnh lịch sử mới trong năm 2023
- 09-02-2023Hạ lãi suất, gỡ khó cho doanh nghiệp
- 08-02-2023Các ngân hàng lớn thống nhất giảm lãi suất huy động
Theo khảo sát của chúng tôi tại một loạt các ngân hàng ở một cung đường tại TP.HCM vào sáng ngày 09/02, nhiều nhà băng đã hạ lãi suất. Mức 8% đến dưới 9,5% đang xuất hiện nhiều hơn.
Tại một chi nhánh Techcombank ở quận 1, TP.HCM, lãi suất huy động cao nhất niêm yết là 9,0%/năm, trong khi hồi tuần trước là 9,2%/năm.
Tại một chi nhánh GPBank gần đó, hồi cuối tuần trước mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng này niêm yết là 9,8%. Tuy nhiên, đến hiện tại biển lãi suất cao nhất cũng chỉ còn 9,5%/năm.
Một điểm giao dịch NCB trên cùng phố cũng đã hạ lãi suất huy động cao nhất từ mức 9,35% xuống còn 9,25%/năm.
Cách đó khoảng 100 m là một chi nhánh của SCB, biển lãi suất cao nhất tại ngân hàng này đang thể hiện mức 9,5%/năm. Trong khi trước đó, lãi suất cao nhất tại đây lên đến 9,95%/năm.
Khảo sát thêm một vài điểm giao dịch của các ngân hàng gần đó, chúng tôi ghi nhân nhiều ngân hàng cũng đang niêm yết lãi suất cao nhất thấp hơn, và thấp hơn cả mức trần 9,5%/năm mà các ngân hàng đã cam kết. Chẳng hạn OCB có lãi suất cao nhất 9,3%; SeABank ghi nhận mức 8,9%; MB 8,7%/năm,...
Đáng chú ý, tại một chi nhánh VietinBank, lãi suất huy động tại quầy cao nhất là 8,5%/năm. Trong khi đó, trên kênh online lợi tức tiền gửi cao nhất mà khách hàng có thể nhận được chỉ là 8,2%/năm.
Chúng tôi cũng ghé vào chi nhánh của ngân hàng P từng nhận được nhiều phản ánh về việc huy động lãi suất lên đến 12,5%/năm. Các nhân viên tại đây thừa nhận, mức lợi tức kể trên đã từng tồn tại. Tuy nhiên, ngân hàng đã có kế hoạch thay đổi lãi suất theo chiều hướng giảm dần.
Nhóm khảo sát cũng ghi nhận lượng người đến giao dịch tại các ngân hàng đông hơn. Qua trao đổi với một số khách hàng tại các chi nhánh, phần lớn đến đây là tranh thủ gửi tiền lúc lãi suất còn cao.
Chị Lý Hoàng Yến, một khách hàng đến giao dịch tại một ngân hàng cho biết, vì nghe tin lãi suất tiền gửi có thể hạ xuống nên chị đã tranh thủ dùng toàn bộ tiền vừa bán được bất động sản đem đi gửi tiết kiệm.
"Thị trường bất động sản vẫn chưa thực sự tích cực, vẫn rất may là mình còn giữ lại được lợi nhuận từ buôn đất. Tranh thủ lãi suất còn cao nên sau khi bán một số căn hộ mình đã chuyển toàn bộ vào tiết kiệm", chị Yến chia sẻ.
Trước đó, trong ngày 8/2, lãnh đạo các ngân hàng lớn cho biết đã đồng thuận giảm lãi suất huy động để có dư địa hạ lãi suất cho vay. Nguồn tin của chúng tôi cho hay, mức đồng thuận mà các ngân hàng chia sẻ với nhau là dưới 8,7%/năm.
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Theo dấu dòng tiền
Xem tất cả >>- Đất phân lô bán nền quận 9 diễn biến “lạ” cuối năm
- Mất 17 năm ra ngoài kiếm được tiền nhưng chỉ 1 giây có thể đánh rơi tiền tỉ khi nhà đầu tư bất động sản vướng sai lầm nghiêm trọng này
- Hiện tượng “lạ” cuối năm: Môi giới nhiều nơi đổ về Nhơn Trạch (Đồng Nai) kéo theo lượng khách đầu tư về đón đầu "sóng" hạ tầng và các dự án lớn
- Chỗ nào cũng chê “đắt”, người đàn ông 6 năm không mua được nhà, nhìn lại giá đã tăng gấp nhiều lần
- Đất nền phân lô phía Nam nhích giá