MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thêm Pomina báo lỗ, một năm đầy khó khăn với ngành thép

Thêm Pomina báo lỗ, một năm đầy khó khăn với ngành thép

Luỹ kế cả năm, Pomina chính thức báo lỗ ròng 1167 tỷ đồng - giữ luôn vị trí quán quân lỗ năm của ngành thép.

CTCP Thép Pomina (mã CK: POM) đã công bố BCTC quý 4/2022 và luỹ kế cả năm 2022.

Cụ thể, riêng quý 4 doanh thu thuần chỉ đạt 1.804 tỷ đồng, giảm mạnh 59% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do sụt giảm mạnh doanh thu xuất khẩu, nguồn thu này giảm từ 2.200 tỷ đồng xuống chỉ còn 336 tỷ đồng.

Thêm Pomina báo lỗ, một năm đầy khó khăn với ngành thép - Ảnh 1.

Kinh doanh dưới giá vốn khiến Pomina lỗ gộp 241,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lợi nhuận gộp đạt 209,7 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí và chịu thêm lỗ khác hơn 35 tỷ đồng, Pomina lỗ sau thuế gần 461 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 635 triệu đồng, công ty mẹ chịu lỗ 469,4 tỷ đồng, tương đương EPS âm 2.466 đồng.

Luỹ kế cả năm 2022, Pomina đạt 12.936,7 tỷ đồng doanh thu thuần – giảm 7,6% so với cùng kỳ. Kinh doanh dưới giá vốn và áp lực chi phí lãi vay khiến công ty lỗ ròng 1.167 tỷ đồng trong năm 2022, trong khi năm 2021 có lãi hơn 206 tỷ đồng. Như vậy với mức lỗ này Pomina hiện đang giữ quán quân lỗ của ngành thép trong năm 2022.

Trước đó các doanh nghiệp lớn như Hòa Phát, Nam Kim, VNSteel, SMC cũng đã lần lượt báo lỗ kỷ lục trong quý 4/2022 khi tiêu thụ thép giảm theo giá bán.

Thêm Pomina báo lỗ, một năm đầy khó khăn với ngành thép - Ảnh 2.

Nhớ lại hồi đầu năm, kỳ vọng vào đà tăng của giá bán thép trong năm 2022, Pomina đặt mục tiêu lớn với doanh thu thuần đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 7%, lợi nhuận sau thuế đạt 400 tỷ đồng, gấp 2,1 lần thực hiện năm 2021. Tuy nhiên, biến động thị trường đã khiến giá vốn hàng bán tăng cao hơn doanh thu nên hết năm 2022, POM đã hoàn thành được 86% kế hoạch doanh thu nhưng phải chịu lỗ lớn.

Thậm chí vào cuối tháng 9/2022, Pomina phải thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao và đồng thời phải cắt giảm một số nhận sự để đảm bảo tình hình kinh doanh. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của biến động giá nguyên vật liệu tăng cao. Đặc biệt là giá nguyên liệu đầu vào phục sản xuất của nhà máy đã tăng mạnh trong khi hệ lụy của dịch bệnh chưa khắc phục được.

Phân tích về triển vọng ngành thép năm nay, VNDirect cho rằng các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn sẽ đối diện với loạt khó khăn khi nhu cầu xây dựng giảm, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng... Kỳ vọng của ngành thép năm nay là giải ngân đầu tư công dự kiến tăng 20-25% so với năm 2022. 

Về phía xuất khẩu, trợ lực của ngành là giá thép có thể ít biến động hơn do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc ổn định sau khi mở cửa với nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, phục hồi thị trường bất động sản. Tựu trung, ngành thép vẫn khó khăn ở nửa đầu năm và chỉ thực sự khởi sắc vào nửa sau của năm nay.

Trần Dũng

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên