Thị trường căn hộ sẽ sớm hồi phục sau đại dịch?
Lượng giao dịch ở các dự án căn hộ giảm mạnh trong Quý I nhưng các chuyên gia đều có niềm tin rằng đây chỉ là ảnh hưởng ngắn hạn do Covid-19.
- 10-04-20204 cơ hội có thể đến với thị trường bất động sản sau đại dịch
- 10-04-2020Chân dung “cá mập” thâu tóm khách sạn bán tháo thời Covid-19
- 10-04-2020Phân khúc bất động sản nào sẽ được quan tâm sau dịch Covid-19?
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều phân khúc khác như nghỉ dưỡng, đất nền, nhà phố, biệt thự, shophouse và căn hộ rơi vào thế khó. Ghi nhận trong những tháng đầu năm 2020, đã có nhiều dự án căn hộ mở bán nhưng lượng giao dịch không được như kỳ vọng.
Một số dự án đã phải dời lịch mở bán so với dự kiến ban đầu vì lo sợ sức mua không có. Trong khi đó, việc tổ chức các sự kiện mở bán phải dừng lại. Trong khi đó, việc giao dịch trực tuyến chỉ hỗ trợ được phần nào chứ không thể thay thế phương thức giao dịch trực tiếp.
Theo chia sẻ của ông Trần Hữu Hạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần An Điền, BĐS là loại hàng hóa đặc biệt và có giá trị lớn. Đối với người mua để ở, để đủ tiền mua có khi mất cả nữa cuộc đời. Do đó, người mua ở rất cẩn trọng khi giao dịch. Ngoài các yếu tố pháp lý, giá, phương thức thanh toán, tỉ suất sinh lời, hướng,… Theo ông Hạnh thì có 2 thói quen khó có thể thay đổi nhanh chóng trong hành vi của người mua nhà đó là: Phải xem thực tế BĐS muốn mua và phải gặp mặt cá nhân môi giới hay đơn vị môi giới để đánh giá mức độ tin cậy.
Niềm tin phải trao đúng người. Như vậy, đối với người mua để ở thì phải gặp nhau: "face to face" mới giao dịch được. Đối với nhóm nhà đầu tư thân thiết thì áp dụng công nghệ bán hàng online rất hữu dụng vì mọi thứ họ đã biết và có niềm tin nhất định vào sale hay đơn vị môi giới. Còn nhóm nhà đầu tư mới thì rất khó áp dụng công nghệ bán hàng online, bởi họ chưa có niềm tin vào sale hay đơn vị môi giới.
Mấu chốt của kinh doanh BĐS vẫn là niềm tin giữa người với ngoài (trừ nhóm thứ 1) nên “face to face” vẫn là kênh chủ đạo trong kinh doanh BĐS. Ông Hạnh cũng cho biết do tâm lý nên một số dự án mà công ty ông đang bán lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 10% so với trước khi có dịch.
Việc hạn chế tiếp xúc giữa người với người được xem là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch ở các dự án căn hộ giảm mạnh. Báo cáo thị trường quý 1/2020 từ DKRA cũng ghi nhận lượng giao dịch giảm sâu.
Theo khảo sát, toàn thị trường có 7 dự án được mở bán trong Quý 1, cung ứng khoảng 1,547 căn hộ, giảm 70% nguồn cung so với quý trước và giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 74% (khoảng 1,146 căn), giảm đến 74% so với quý trước. Quý 1/2020 cũng là quý ghi nhận nguồn cung mới và lượng tiêu thụ thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đây chính là lúc thị trường “bắt đáy” để tạo đà bật lên ở những tháng tới. Bởi thực tế, một số tín hiệu tích cực về nguồn cung đã bắt đầu trở lại ở thị trường căn hộ. Trong đó xu hướng giãn dần ra xa trung tâm đã được các chủ đầu tư khai thác hiệu quả. Theo ghi nhận, hiện nay ở Tp.HCM hiện nay ghi một số dự án có giá trên dưới 2 tỷ đang chào bán, nằm rải rác ở các quận vùng ven.
Ở khu Tây Bắc có dự án Picity HightPark ở Quận 12, mức giá dao động từ 34-37 triệu đồng/m2 (khoảng trên dưới 2 tỷ đồng/căn).
Ở khu Tây Sài Gòn, dự án Western Gate cũng có mức giá tương tự nhưng đã hoãn kế hoạch tổ chức sự kiện mở bán do dịch bệnh. Ở khu Đông Sài Gòn, một dự án vừa được bung hàng sau Tết là CitiGrand Cát Lái cũng có khoảng giá tương tự. Ở khu Đông Sài Gòn là Dự án Ricca tại Quận 9 với giá trung bình khoảng 27-29 triệu/m2 (tương đương khoảng 1,6 tỷ đến 2,4 tỷ đồng/căn).
Có thể nói, thời gian qua, thị trường căn hộ ở Tp.HCM phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hàng loạt dự án mới không thể ra hàng khiến cho nguồn cung bị khan hiếm trên toàn phân khúc, giá cả tăng cao đột biến. Trong khi đó, theo một thống kê từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) thì cứ 5 năm dân số ở Tp. HCM sẽ tăng lên 1 triệu người. Đây là bài toán khó giải về nhu cầu nhà ở cho người nhập cư.
Trong bối cảnh này, theo nhiều chuyên gia nếu các dự án ngoài khu vực trung tâm giải quyết được bài toán về hạ tầng, đường sá lưu thông thuận tiện thì người có thu nhập thấp cũng có thể cân nhắc lựa chọn. Như vậy, hoàn toàn có thể tin rằng chỉ cần dịch bệnh được kiểm soát tốt thì thị trường căn hộ sẽ có hy vọng sớm hồi phục.
Thực tế cho thấy, thị trường đang thiếu trầm trọng sản phẩm phân khúc bình dân. Đây là phân khúc có tỉ lệ hấp thụ cao nhất, được các chuyên gia dự báo là nếu có sản phẩm tung ra thì tỉ lệ hấp thụ có thể lên đến 100%. Điều kiện là sản phẩm hoàn chỉnh, được đầu tư bài bản, chủ đầu tư có trách nhiệm, sản phẩm chất lượng, pháp lý đều ổn.
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19