Thị trường đang như chiếc lò xo bị nén, doanh nghiệp địa ốc nào sẽ cất cánh sau đại dịch?
Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường BĐS đang như chiếc lò xo bị nén và sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại ngay sau khi hết đại dịch. Tuy vậy, ở trong thời điểm khó khăn này thị trường đang thanh lọc rõ nét.
- 02-04-2020Kích cầu trong mùa dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp địa ốc chuyển chiến lược mới
- 01-04-2020Những tín hiệu lạc quan giúp thị trường BĐS phục hồi nhanh sau dịch Covid-19
- 01-04-2020Bất động sản có thể sẽ bước vào giai đoạn giảm giá, tăng chiết khấu
"Chiếc lò xo" bất động sản đang bị nén
Thị trường bất động sản đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 02 năm qua, nay lại rơi vào tình thế "khó chồng khó". Theo nghiên cứu của các đơn vị tư vấn, thị trường BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng, giao dịch sụt giảm, nguồn cung hạn chế kể từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM năm 2019 nguồn cung mới tại Tp.HCM sụt giảm 40%. Mới đây theo báo cáo của Sở Xây dựng Tp.HCM trong quý 1 toàn TP chỉ có 6 dự án mới mở bán, nguồn cung sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Còn theo Hội môi giới BĐS Việt Nam thì tại Hà Nội cũng chỉ có 1 dự án nhà ở mới mở bán trong quý 1. Trong quý 1 toàn quốc chỉ có khoảng trên 8.300 căn hộ mới được mở bán, trong đó Tp.HCM chiếm gần 1 nửa, và khoảng 5.800 sản phẩm đất nền. Trong khi đó, trước đây có hàng chục nghìn sản phẩm được cung cấp ra thị trường.
Thanh khoản ở nhiều phân khúc BĐS sụt giảm so với năm 2019, nhất là phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. Lượng giao dịch các sản phẩm biệt thự, chung cư, nhà phố ở các khu đô thị chỉ bằng một nửa so với thời điểm cuối năm 2019.
Theo số liệu thống kê của một sàn giao dịch lớn tại miền Bắc, lượng giao dịch căn hộ tại Hà Nội trong tháng 3 ở một số dự án giảm rõ nét, có dự án chỉ bán được số căn hộ trên đầu ngón tay, trong khi dự án này trước đó mỗi tháng cũng bán được khoảng vài chục căn. Các hoạt động sự kiện mở bán cũng đều phải tạm dừng, thay vào đó nhân viên sale phải tư vấn khách hàng online. Nhiều hợp đồng bị "delay" do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo giới đầu tư, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường bất động sản dường như đang "ngủ đông", mọi động thái lúc này không gì khác là nằm im nghe ngóng, chờ đợi. Tuy nhiên, nếu dịch được kiểm soát và sớm bị đẩy lùi thì thị trường sẽ có một "cơn sóng" bùng nổ vào quý 3 hoặc cuối năm, khi mà nhu cầu bị nén lại quá lâu như một cái lò xo.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng các doanh nghiệp địa ốc trong thời điểm này cần nỗ lực gấp đôi gấp ba để cầm cự và vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này. Dù đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng người dân và doanh nghiệp có niềm tin là đại dịch CoViD 19 sẽ được kiểm soát, khống chế hiệu quả (tương tự như dịch SARS năm 2002 - 2003) và nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại ngay sau khi chấm dứt đại dịch.
Trong giai đoạn thị trường trầm lắng và khó khăn hiện nay, cũng chính là cơ hội để các Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản thực hiện chiến lược "tái cấu trúc doanh nghiệp"theo hướng tinh gọn, hiệu quả; Tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng. Đối với các Tập đoàn lớn có thể lựa chọn phát triển sản xuất, kinh doanh đa ngành để có thể ứng phó hiệu quả với các biến động của thị trường. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chuyển hướng sử dụng công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, kinh doanh online vào lĩnh vực bất động sản.
Doanh nghiệp địa ốc nào sẽ bứt phá sau đại dịch?
Nhìn ở khía cạnh tích cực, ngoài việc do ảnh hưởng của Covid-19 khiến thị trường khó khăn, trầm lắng là cơ hội để cho nhiều doanh nghiệp địa ốc có thời gian tái cấu trúc sau thời gian dài bứt tốc.
Bên cạnh đó, theo phân tích của Công ty chứng khoán KIS Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 không chỉ hối thúc Chính phủ hồi phục lại tốc độ đầu tư công mà còn cho các nhà đầu tư đa quốc gia một lý do khác phân bổ các nhà máy ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cũng theo công ty này, trong quý 1 vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tăng 13,2% mặc dù kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 cao hơn 18% so với năm 2019 và tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh kết quả việc Chính phủ thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Việc tăng đầu tư công sẽ giúp các dự án bị trì hoãn sẽ khởi động và tăng tốc trở lại. Điển hình như mới đây một số dự án đã được kiến nghị chuyển sang hình thức đầu tư công như cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và có thể sớm khởi công ngay trong quý 3.
KIS Việt Nam cho rằng cả hai diễn biến trên sẽ tiếp tục hỗ trợ giá tài sản trong trung hạn, điều này sẽ hỗ trợ đầu tư và tiêu dùng trong các lĩnh vực bất động sản và xây dựng, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, không phải tất cả đều có thể tận dụng được sự hồi phục sau dịch, đặc biệt là các doanh nghiệp đang sử dụng đòn bởi tài chính cao. Do thiếu hụt nguồn tiền do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, nên dài hạn hơn các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao sẽ gặp phải vấn đề dòng tiền nếu tình trạng đóng cửa của nhiều quốc gia kéo dài.
Những năm qua nền kinh tế tăng trưởng cao kéo theo nhu cầu về thép, bất động sản phát triển sôi động nhờ vào đòn bẩy nợ nên nhiều DN có tăng trưởng ấn tượng. Nhưng đòn bẩy tài chính cũng sẽ đánh mạnh vào lợi nhuận của các DN này trong mùa dịch này.
Vì thế, công ty chứng khoán này nhận định, các DN bất động sản có tình hình tài chính lành mạnh sẽ cất cánh, những doanh nghiệp có quỹ đất sạch lớn, đòn bẩy tài chính thấp, tiền mặt dồi dào sẽ hưởng lợi nhiều nhất và bứt phá từ sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch.
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19