MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất động sản nghỉ dưỡng: “Bánh ngon tùy đầu bếp”

Nền kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế trong nước có xu hướng ấm lên, nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng tăng cao sẽ là nguồn cầu lớn thúc đẩy hoạt động đầu tư vào mảng BĐS này.

Tóm tắt:

-Việt Nam chính thức mở cửa cho người nước ngoài mua và sở hữu bất động sản từ tháng 7/2015 sẽ mở ra cơ hội kinh doanh mới cho những “ông lớn” về BĐS nghỉ dưỡng cao cấp.

-Hàng loạt "ông lớn" đang đẩy mạnh đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng như Vingroup, Sun group, C.E.O group...

-Vingroup là đơn vị tấn công mạnh nhất trên thị trường bằng chính sách cam kết lợi nhuận 8% trong 10 năm cho 847 căn biệt thự Vinpearl Premium.


Nhiều địa điểm như Phú Quốc, Quảng Ninh hay Nha Trang, Đà Nẵng…được xem như “miếng bánh ngon”. Tuy nhiên, có phải là “bánh ngon” hay không còn tùy thuộc vào tính chất của dự án cũng như năng lực của chủ đầu tư.

“Bom tấn” của thị trường BĐS nghỉ dưỡng

Lâu nay, Vingroup được xem như nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam. Phần lớn hoạt động kinh doanh đến từ các dự án nhà ở như Royal City, Times City và Vinhomes Riverside.. mới đây nhất là Vinhomes Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội, Vinhomes Central Park.

Không chỉ mạnh về nhà ở để bán, nhà phát triển dự án này còn đang nổi lên ở mảng BĐS nghỉ dưỡng. Đúng như nhận định của chúng tôi về chiến lược kinh doanh của Vingroup trong 2015, ở bài viết “những dự án “khủng” của Vingroup chuẩn bị đầu tư” vào tháng 4/2014, nhà phát triển BĐS này đang nhắm vào loại hình resort cao cấp và các khu đô thị sinh thái lớn. Có tới 13 dự án lớn nhỏ, trong đó có 11 dự án có quy mô từ 100ha đến 400ha với tổng quỹ đất khổng lồ 2.525ha, nằm phần lớn ở những địa điểm tiềm năng như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hà Nội và Tp.HCM,…

Không chỉ Vingroup, nhiều “ông lớn” khác cũng nhăm nhe tấn công sâu vào thị trường này, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố có tiềm năng về du lịch như ở Đà Nẵng, Quảng Ninh và Phú Quốc, Phú Yên,… Có thể dễ nhận thấy một vài cái tên như Sungroup, FLC Group, C.E.O Group. Chẳng hạn như C.E.O có thể sẽ đầu tư khoảng 1.000-1.500 tỷ cho các dự án nghỉ dưỡng ở Phú Quốc trong 2015.

Hay như động thái mới gần đây của Vingroup, công bố thành lập thương hiệu bất động sản nghỉ dưỡng mới là Vinpearl Premium, đây là dòng sản phẩm thế hệ thứ 3 của tập đoàn này (trước đó là Vinpearl Resort và Vinpearl Luxury-PV).

Đại diện Vingroup chia sẻ: “Năm 2015 sẽ là năm bùng nổ bất động sản nghỉ dưỡng của Vingroup khi đầu tư hàng loạt dự án. Dòng sản phẩm mới nhất của Tập đoàn là Vinpearl Premium vừa qua đã mở bán biệt thự tại 3 dự án: Vinpearl Premium Nha Trang Bay, Vinpearl Premium Golf Land Nha Trang và Vinpearl Premium Phú Quốc. Quy mô nguồn cung ra thị trường chỉ khoảng vài trăm căn biệt thự với đầy đủ các loại diện tích từ 2 đến 4 phòng ngủ.”

Trong đó, Vinpearl Premium Nha Trang gồm 2 khu Vinpearl Premium Nha Trang Bay diện tích 21ha, trong đó dành 7,1ha cho 153 biệt thự cao cấp hướng biển; và Vinpearl Premium Golf Land – Nha Trang rộng hơn 16ha với 398 biệt thự cao cấp hướng biển, diện tích từ 345 m2-865 m2/căn. Vinpearl Premium Phú Quốc có tổng cộng 264 căn biệt thự hướng biển và hiện đã đưa vào bàn giao 33 căn biệt thự giai đoạn 1; Vinpearl Premium Đà Nẵng cũng đóng góp 39 căn tích từ 686m2 đến 1.300m2, từ 3 đến 4 phòng ngủ.

Với “bom tấn” Vinpearl Premium, có thể thấy, Vingroup đang đầu tư mạnh vào mảng kinh doanh này, thậm chí có chính sách chia sẻ lợi nhuận của Vingroup đang đi đầu với cam kết lợi nhuận “chưa từng có tiền lệ”.

“Bánh ngon” không chỉ dành cho người giàu

Bất động sản nghỉ dưỡng vốn là phân khúc kén người mua. Giá bán mỗi căn biệt thự nghỉ dưỡng thường từ vài tỷ đến vài chục tỷ. Bởi vậy, đối tượng mà chủ đầu tư các dự án bất động sản nghỉ dưỡng hướng tới chủ yếu là những người có tiền. Tuy nhiên, Vingroup đang khiến thị trường “sửng sốt” khi tiên phong đưa bất động sản nghỉ dưỡng tiếp cận đến cả lớp trung lưu.

Theo đó, chủ đầu tư cam kết chia sẻ tới 85% lợi nhuận, cùng mức sinh lời tối thiểu 8%/năm cộng biên độ trượt giá của đồng tiền đầu tư trong thời gian 10 năm cho khách mua biệt thự Vinpearl Premium tham gia chương trình cho thuê lại. Như vậy, nếu khách sẵn tiền thì hoàn toàn yên tâm hưởng lợi tức từ 1-1,5 tỷ đồng/năm cho khoảng đầu tư 15-24 tỷ đồng. Còn nếu khách chỉ có số vốn trung bình, tầm 5 tỷ đồng vẫn có thể kiếm lợi từ việc đầu tư biệt thự.

Theo đó, khách hàng chỉ cần bỏ ra khoản đầu tư ban đầu khoảng 5 tỷ đồng và vay ngân hàng khoản còn lại. Lợi tức từ cho thuê biệt thự được bảo đảm đủ để lấy thu bù chi và sau 10 năm, chắc chắn khách hàng sẽ “lãi” nguyên một căn biệt thự nghỉ dưỡng ven biển có giá từ 15 tỷ đồng.

Giới kinh doanh nhận định, chính sách này của Vingroup được xem như một “đòn” hút dòng tiền thông minh và sáng tạo vì chưa từng có chủ dự án nào dám cam kết mức sinh lời tối thiểu 8%/năm và thời gian dài tới 10 năm. Với những căn biệt thự triệu đô ven biển Đà Nẵng mức lợi tức thông thường mà chủ nhà nhận được khi chủ đầu tư cho thuê lại trung bình cũng chỉ khoảng 2,7%, thậm chí còn thấp hơn, chính sách cam kết cao nhất trên thị trường hiện nay vào khoảng 6%/năm trong 2 năm.

Sở dĩ Vingroup dám cam kết một mức lợi nhuận chưa từng có tiền lệ bởi hiệu quả kinh doanh thực tế với tỉ lệ lấp đầy cao quanh năm, đem lại nguồn thu ngoại tệ ổn định của toàn hệ thống Vinpearl.

Ngày 25/1 vừa qua, hệ thống biệt thự Vinpearl Premium đã chính thức được mở bán tại 2 địa điểm là Trung tâm hội nghị Almaz, khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội và Khách sạn Intercontinental, quận 1, TPHCM. Đã có hơn 1.200 khách tham gia ở cả hai miền Nam Bắc và hàng chục căn hộ được đặt mua ngay trong ngày đầu tiên mở bán, trong đó có nhiều khách mua là người nước ngoài. Đây chính là minh chứng cho thấy sức hút lớn của Vinpearl Premium và chính sách chia sẻ lợi nhuận độc đáo của chủ đầu tư.

Có thể nói, bằng chính sách “khủng”, Vingroup đang tạo lập một “cuộc chơi” mới trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng năm 2015, cũng như các năm tiếp theo.

Nhật Minh

Kiều Thuật

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên