MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công vụ không làm gì, đó là vô đạo đức!

25-03-2016 - 16:00 PM | Xã hội

Bên lề hành lang Quốc hội, ĐBQH Đỗ Văn Đương (TP.Hồ Chí Minh) đã dốc lòng về việc nạn tham nhũng đang "hành" bộ máy Nhà nước khiến người dân mất niềm tin vào công quyền.

Giảm cán bộ phong trào, hô khẩu hiệu

Ông nói tinh giản biên chế phải nhất thể hoá. Nhất thể hoá cấp thiết vậy sao, thưa ông?

Muốn tinh giản được biên chế Nhà nước thì phải nhất thế hóa. Chỗ nào nhất thể hóa được thì nên nhất thể hóa.

Hiện nay biên chế nhà nước đang quá nhiều. Chi ngân sách 400.000 tỷ/năm, trong khi tổng ngân sách chỉ có 1 triệu tỷ. Còn bao nhiêu chi phí khác nữa, nào chi phí hành chính, chi phí công vụ… Tốn lắm! Làm không đủ chi cho riêng bộ máy Nhà nước thì làm gì còn phát triển được.

Vì thế, cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, cái đầu tiên và trước mắt là phải tinh giản bộ máy Nhà nước, tinh giản bộ máy Nhà nước được thì tinh giản biên chế được. Tuy nhiên cũng cần phải tránh kiểu tinh giản Nhà nước hiện nay là chỉ tinh giản cái tên thôi.

Ví dụ, hai Cục nhập vào làm một nhưng bộ máy thì vẫn còn đó, con người vẫn còn đó thì không giải quyết vấn đề gì cả. Mà không chỉ giảm cơ quan Nhà nước mà còn phải giảm cả tổ chức đoàn thể. Như thế là phải nhất thể hóa.

Ví như bên Lào, tỉnh trưởng, thị trưởng đã nhất thể hóa rồi và bớt tầng lớp trung gian đi. Một ông chỉ đạo một ông thực hiện luôn, chứ một ông đứng ngoài sân chỉ đạo ông trọng tài là không được. Nhiều khi còn bị tuýt còi ngược lại chứ, theo tình huống trên sân cỏ chứ. Ý nói là chính sách thực thi vào cuộc sống kéo dài quá, thậm chí ngược lại. Thậm chí còn tình trạng nói một đằng làm một nẻo.

Thứ hai, muốn tinh giản biên chế, đừng có làm đề án xác định vị trí việc làm cho lâu dài. Theo tôi cần phải giao chỉ tiêu cụ thể, năm nay giảm 1.000 người, bộ kia 2.000 người,... còn giảm thế nào thì tự nội bộ phải đấu tranh với nhau.

Phải làm ngay, có kế hoạch lộ trình, báo cáo kết quả ngay thì mới được.

Nhưng nếu nhất thể hoá, quyền lực sẽ tập trung vào một người?

Không phải thế, tổ chức bộ máy Nhà nước ta bao giờ cũng có sự kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, có sự kiểm soát giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, chứ không phải một người mà muốn làm gì thì làm được đâu.

Ví dụ phía Uỷ ban muốn làm gì bao giờ ông cũng phải nhìn ông tư pháp xem có sai pháp luật không. Ông lập pháp, rồi hành pháp cũng phải kiểm soát lại Quốc hội… Cái đó không ngại, các nước đã làm rồi.

Vấn đề ở đây là bớt bộ phận trung gian đi, coi trọng người trực tiếp làm ra sản phẩm. Muốn như vậy phải là những người thực sự có chuyên môn, giảm cán bộ phong trào đi, hô khẩu hiệu đi. Nói thì được, nhưng làm thì dở, chỉ xoay sở làm lãnh đạo, ngước lên thì có quyền lực. Như thế gắn với tham nhũng đấy!

Những người có tài, thông thường người ta có đạo đức, tập trung vào chuyên môn, chứ không nghĩ tới trò "xỏ lá ba que".

Người có đức, nhưng mà là đức trìu tượng. Đức phải nằm trong cái tài, coi trọng cái tài, tận tụy công việc chính là đạo đức đấy. Là đạo đức công vụ. Một ông nói đạo đức nhưng không làm gì cả, nhưng xét về mặt công vụ không làm gì cả đó là vô đạo đức. Đừng nói đạo đức chung chung, đạo đức gia đình, đạo đức xã hội… đạo đức phải phân loại ra thế chứ.

Công chức béo và tham nhũng

Ông phát biểu rằng “một ông nông dân cõng bốn công chức béo”. “Công chức béo” như ông đề cập thuộc loại nào?

Chính là loại tham nhũng. Công chức gầy béo ở đây không phải là thể xác, mà béo ở đây là “béo” tổng thể, tài sản, gia đình vợ con hoành tráng, cổ phần cổ phiếu, tài sản nhiều. Đó là loại công chức béo.

Theo ông số lượng này trong xã hội hiện tại có nhiều không?

Khó thể nói cụ thể ngay được, nhưng theo cử tri phản ánh thì chắc chắn là nhiều. Có người nói chỉ 1% dân số thôi nhưng tổng thu nhập của họ bằng 99% dân số ở một số nước đấy. Xem phim "Lưu gù" thấy đấy, ngân khố quốc gia 2 triệu lạng, riêng "Hòa đại nhân" có 800 triệu lạng. Tham nhũng là đây chứ đâu! Thử hỏi nếu đất nước có nhiều “Hòa đại nhân” như thế thì dân còn gì để ăn, tài sản quốc gia sẽ còn gì, hay là sạch hết?./.

Theo Trường Giang

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên