Thứ bên trong con mực giúp chống ung thư được người Nhật chuộng dùng
Khi sơ chế mực, chúng ta thường vứt bỏ túi mực bởi nó khiến món ăn có màu đen, kém bắt mắt. Tuy nhiên, người Nhật lại có hẳn 2 món ăn đặc biệt nổi tiếng dùng thứ này làm nguyên liệu chính.
- 08-06-2023Người đàn ông 41 tuổi phát hiện mắc ung thư đại tràng giai đoạn cuối chỉ từ một triệu chứng
- 07-06-2023Ung thư gan: Bác sĩ chỉ ra kiểu ngứa ngoài da là hiểm hoạ khôn lường
- 07-06-2023Hai loại thịt nếu ăn nhiều sẽ làm tăng 14% nguy cơ đột quỵ, 'dẫn lối' cho ung thư
Mỳ Ý mực ống và cơm Risotto mực ống là 2 trong số nhiều món ăn được làm từ mực, đặc biệt là sử dụng túi mực là nguyên liệu chính trong ẩm thực Nhật Bản. Sở dĩ người Nhật chuộng dùng thứ nguyên liệu này trong các món ăn của họ là do túi mực có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thậm chí là giúp phòng chống ung thư.
Từ quan điểm của y học cổ truyền phương Đông, phần mực trong túi mực có thể làm se và cầm máu, kiểm soát axit và giảm đau, hút ẩm và làm giảm lở loét. Ngay từ năm 1997, Đại học Hirosaki, Nhật Bản đã phát hiện ra rằng mực có hoạt tính chống ung thư, ngoài hắc tố, protein và chất béo, mực còn chứa polysacarit, có thể tăng cường chất chống ung thư superoxide dismutase (SOD).
Các báo cáo nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rõ ràng rằng chỉ cần thêm túi mực vào chế độ ăn cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch và chống ung thư. Hơn nữa, do phần này có chứa mucopolysacarit, là thành phần quan trọng của xương, mạch máu và da của con người, nên nó còn có tác dụng giảm bớt các triệu chứng mãn kinh của phụ nữ mãn kinh và đạt được tác dụng chống lão hóa. Ngoài ra, trong mực còn có taurine, về lâu dài có thể giúp chị em ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Đại học Sonora ở Mexico trước đó đã công bố một nghiên cứu đề cập đến sự tồn tại của hợp chất Ozopromide (OPC) trong mực của mực nang, kết quả nghiên cứu cho thấy hợp chất này không chỉ có hoạt tính chống ung thư mà còn có thể tiêu diệt tế bào ung thư ở người. Nó không có tác dụng đối với các tế bào khỏe mạnh.
Món cơm Risotto mực ống
Trong số mới nhất của tạp chí Food and Chemical Toxicology, một tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực độc học, nhóm nghiên cứu đã có những kết quả nghiên cứu sâu hơn. Họ đã tổng hợp thành công phân tử OPC nói trên và phát hiện ra rằng OPC có thể gây ra cái chết của hầu hết các tế bào ung thư, thậm chí làm giảm 50% sự phát triển của tế bào ung thư phổi, nhưng không có tác dụng đối với các tế bào không phải ung thư ở gần tế bào ung thư. Ngoài ra, hiệu quả tương tự cũng xảy ra đối với ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.
Lợi ích sức khỏe của túi mực
- Có đặc tính kháng khuẩn: Các nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm chỉ ra rằng túi mực có đặc tính kháng khuẩn giúp nó vô hiệu hóa vi khuẩn và virus có hại. Ví dụ, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ mực ống có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa vi khuẩn thường gây ra các mảng bám trên răng.
- Có tác dụng chống oxy hóa: Nghiên cứu cho thấy túi mực có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Một số nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm chỉ ra rằng các đặc tính chống oxy hóa của túi mực đến từ polysicarit, là chuỗi dài các phân tử đường dính liền nhau đã được tìm thấy để bảo vệ chống lại các gốc tự do.
- Chống ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy túi mực có thể làm giảm kích thước khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư. Những đặc tính chống ung thư này dường như liên quan đến tác dụng chống ung thư mạnh của túi mực.
- Các lợi ích tiềm năng khác: làm giảm huyết áp, chống loét dạ dày, tăng cường khả năng miễn dịch...
Phụ nữ Việt Nam
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Sáng dậy thấy 7 dấu hiệu này chứng tỏ cơ thể đang âm thầm “nuôi” tế bào ung thư mà không biết
- Cô gái 19 tuổi đã mắc ung thư tuyến giáp vì thói quen nhiều người trẻ biết hại nhưng khó bỏ
- Người phụ nữ 59 tuổi bất ngờ mắc ung thư tuyến tụy: Bác sĩ nói có 3 thứ "quá nhiều" có thể gây hại còn hơn hút thuốc, uống rượu
- 90% ca ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn cuối: 4 triệu chứng sau bữa ăn là "điềm báo", đừng coi thường dù chỉ là vấn đề nhỏ
- Ung thư tuyến giáp ngày càng trẻ hoá: Bác sĩ chỉ ra những dấu hiệu cần khám ngay nếu không muốn hối hận!