Tiết kiệm tiền là chuẩn bị "phao cứu sinh" cho đời mình: Không tiền bạn chẳng dám ốm, không dám mệt, lúc nguy cấp chỉ có thể bất lực mà thôi
Tất cả mọi việc trong cuộc sống của người trưởng thành đều chịu sự chi phối của tiền bạc. Tiết kiệm sẽ là phương án tốt nhất dự phòng nguồn tài chính chủ động, giúp bạn tự tin vượt qua các biến cố.
- 27-04-2020Nữ triệu phú của Shark Tank Mỹ tiết lộ cách thức kiếm nhiều tiền hơn sau đại dịch: Hãy chuẩn bị sẵn những kỹ năng này trước khi nền kinh tế trở lại
- 26-04-202010 quy tắc tiết kiệm tiền để sống sót qua mùa dịch, làm được hết sẽ chẳng mấy mà giàu
- 25-04-2020Quãng thời gian thất nghiệp, vô gia cư đã dạy tôi bài học đắt giá để sống sót qua đại dịch Covid-19: Khi còn sung túc, đừng lãng phí đồng tiền xương máu vào thứ vô nghĩa
Trong cuộc sống hiện đại với đa dạng các ngành dịch vụ phát triển hiện nay, con người đang dần bị cuốn vào những cuộc mua sắm, chi tiêu không kiểm soát. Việc mua sắm của con người dường như vượt xa nhu cầu, đơn giản chỉ là thích hay chỉ vì suy nghĩ “người khác có nên mình cũng phải có”.
Thói quen chi tiêu này khiến cuộc sống của nhiều người ngày càng áp lực, nghèo và nhiều rủi ro hơn. Người trưởng thành cần biết suy nghĩ cho tương lai, rũ bỏ những thói quen xấu, những cám dỗ cuộc sống và đặt biệt cần ý thức được rằng: “Tiết kiệm chính là phao cứu sinh cuộc sống khi xảy ra rủi ro”.
Sẽ ra sao khi người trưởng thành không tiết kiệm?
Trong một chương trình talk show nổi tiếng của Trung Quốc có tên “Thương thương tam nhân hành”, MC Đậu Văn Đào đã chia sẻ về câu chuyện của anh về vấn đề tiết kiệm. Trước kia anh đã từng nghĩ tiền với mình không quan trọng, việc kiếm đối với anh cũng dễ dàng vì thế anh đã không nhận việc đóng quảng cáo. Bởi anh cho rằng đóng quảng cáo sẽ làm xấu đi hình ảnh cá nhân, nghĩ rằng những đồng cat-xe đó là “Đồng tiền đáng xấu hồ” không đáng bao nhiêu với mình, số tiền kiếm được chẳng đáng để tiết kiệm.
Tuy nhiên, sau một biến cố xảy ra đã khiến thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của anh. Đó là khi mẹ của Văn Đào bị đột quỵ phải cấp cứu trong bệnh viện, chi phí chữa trị mỗi ngày hàng ngàn đô la. Để kiếm tiền tiếp tục chữa trị cho mẹ, anh đã bắt đầu hạ thấp bản thân để làm những việc trước khi vốn coi thường, vừa nhận đóng quảng cáo, vừa nhận làm cố vấn các show tài năng, thậm chí còn làm MC đám cưới.
Văn Đào cũng đã kể rằng, anh đọc được một tin trên báo: “Người mẹ mắc bệnh bạch cầu cần 800.000 NDT để chữa trị. Nhưng vì gia đình quá nghèo, lại phải 1 mình nuôi cả gia đình, con trai cả Vương Hạo bất lực, đã nhảy lầu tự sát”. Qua câu chuyện của MC Đậu Văn Đào cũng đã khiến chúng ta hình dung được tầm quan trọng của tiền bạc nhất là những lúc khó khăn, để hình thành tính tiết kiệm. Tiền với người trưởng thành là gánh nặng luôn đè trên vai. Họ không chỉ phải lo cho cuộc sống riêng mà còn phải lo cho cả gia đình, chăm sóc cha mẹ.
Tiết kiệm càng quan trọng hơn đối với người có thu nhập ổn định, nhưng chỉ ở mức trung bình. Khi có những khoản tiết kiệm, việc đối mặt với khó khăn bất ngờ cũng dễ dàng hơn phần nào. Ngược lại, nếu không có khoản tiết kiệm họ sẽ chẳng dám ốm, không dám than mệt và không có khả năng thay đổi cuộc sống. Nhưng lúc khó khăn chúng ta mới thấy câu nói “Một đồng xu cũng có thể đánh bại một anh hùng” không hẳn là sai.
Vì sao thấy người trưởng thành cần phải tiết kiệm tiền?
Người trưởng thành là đối tượng chịu nhiều áp lực về tài chính nhất trong cuộc sống. Họ phải lo cho gia đình, con cái và sự nghiệp. Tất cả những việc này đều cần sự chi phối của tiền bạc. Tiết kiệm sẽ là phương án tốt nhất dự phòng nguồn tài chính chủ động cho họ.
Nhiều người luôn chủ quan, khinh thường việc tiết kiệm và nói rằng để tiền một chỗ không sinh lợi ích là “đồng tiền vô dụng”. Họ là kiểu người quá tin tưởng vào tương lai và thường không đề phòng rủi ro. Chính sự tin tưởng mù quáng này khiến chúng ta bất lực và dễ dàng bị khủng hoảng quật ngã.
Rủi ro cuộc sống luôn xảy mà chúng ta không thể nào phán đoán được. Xác suất xảy ra có thể chỉ là 1% nhưng khi xảy ra hậu quả của nó sẽ là 100%. Nếu chúng ta luôn có sự chuẩn bị tốt thì có thể hạn chế được hậu quả nghiêm trọng và ngược lại. Khi đầu tư thất bại bạn vẫn còn nguồn lực hỗ trợ hoặc khi thất nghiệp tạm thời bạn vẫn còn tài chính để duy trì cuộc sống ổn định cho đến khi tìm được công việc mới...
Những người không biết tiết kiệm chính là kiểu người nghèo điển hình. Họ không có kế hoạch quản lý tài chính, không có sự tự giác tiết kiệm và dễ rơi vào trạng thái túng quẫn hoặc mang nợ. Và như thế vòng tròn tuần hoàn của họ chỉ là làm việc kiếm tiền và trả nợ, họ không có khả năng chi trả nhiều hơn thu nhập.
Sự phức tạp của cuộc sống tỉ lệ thuận với độ tuổi của bạn. Tài chính luôn luôn là vấn đề mấu chốt giải quyết từ vấn đề cơ bản đến quan trọng trong cuộc sống. Biết dự phòng tài chính, biết tiết kiệm chính là bạn mua thêm một chiếc phao giúp tăng cơ hội sống sót khi đối mặt với mọi cuộc khủng hoảng. Vì thế, hãy luôn nhắc nhở bản thân phải tiết kiệm vì lợi ích của chính mình trong tương lai.
Theo Aboluowang
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19