TikToker ''triệu view'' đi khám sức khỏe định kỳ bất ngờ phát hiện bị suy thận độ 3, không thể hồi phục: Nguyên nhân từ thói quen đam mê ăn thịt nướng và thức khuya
Từ những thói quen xấu hàng ngày, nữ TikToker ''triệu view'' Thiều Thanh Yến đã bị suy thận độ 3, chờ ngày chạy thận hoặc thay thận.
- 28-11-2023Nhiều người trẻ suy thận nhưng phát hiện rất muộn: 4 dấu hiệu cảnh báo ai cũng nên biết
- 27-11-202319 tuổi nhưng đã suy thận giai đoạn cuối 10 năm: Chỉ 'quên' 1 điều mà khiến thận xuống cấp nhanh chóng
- 26-11-2023Tập thể dục mỗi ngày, chàng trai ngỡ ngàng nhận tin bị suy thận: Nguyên nhân hóa ra từ thói quen này sau khi tập
Thiều Thanh Yến (SN 1993) là một trong những hotface, TikToker được nhiều cư dân mạng và bạn trẻ yêu mến. Không chỉ sở hữu ngoại xinh đẹp, Yến còn thu hút fan nhờ tài hoạt ngôn và phong cách tươi trẻ, năng lượng. Các video cô thực hiện thường xoay quanh nội dung chia sẻ những câu chuyện trong đời sống hàng ngày, clip dạy làm đẹp, trang điểm...
Tuy nhiên mới đây, cộng đồng mạng đã không khỏi bất ngờ khi nữ TikToker này tiết lộ bản thân đang mắc bệnh suy thận độ 3B. Đây là giai đoạn thận không thể phục hồi nữa, chỉ có thể tìm cách để duy trì và chờ đến ngày chạy thận hoặc thay thận.
Cô nói, ngay từ khi được bác sĩ chẩn đoán căn bệnh nan y, cô không thể tin được bởi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Do đó, cô muốn chia sẻ tới mọi người để không ai phạm sai lầm như mình.
"Tôi ăn uống khoa học, chạy bộ, bơi lội... tôi vận động, tôi vui vẻ sao tôi bị bệnh được. Đâu có tin đâu, không hề tin luôn", nữ TikToker nói.
Nói về dấu hiệu phát hiện bệnh, Thanh Yến cho biết, các triệu chứng không quá rõ ràng, cô chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám bệnh định kỳ 2 lần/năm. Đến khi suy thận trở nặng thì cô mới nhận thấy các dấu hiệu như nước tiểu nhiều bọt, màu sắc nước tiểu hơi đỏ, dễ bị đau lưng, dễ bị cảm, bị đau mắt, huyết áp tăng cao...
Khi suy nghĩ về những nguyên nhân có thể khiến mình gây bệnh, Yến cho rằng chính những thói quen không tốt bản thân thực hiện từ ngày còn sinh viên đã "bào mòn" thận của cô. Cụ thể là:
- Cô rất đam mê ăn thịt nướng. Vì ăn quá nhiều dẫn đến thận không lọc được đạm, cuối cùng gây suy thận.
- Nguyên nhân thứ hai là do cô quá thích uống nước đá, bất chấp trời nóng hay lạnh. Điều đó gây viêm họng kéo dài, cuối cùng ảnh hưởng đến thận.
- Nguyên nhân cuối cùng Yến chia sẻ là do cô đã thức khuya trong thời gian dài. Kể từ ngày còn đi học, Yến đã vừa học vừa làm, mỗi đêm chỉ ngủ 2-3 tiếng, điều đó khiến thận hoạt động quá tải.
Hiện tại mỗi ngày cô phải uống rất nhiều loại thuốc. Trung bình mỗi tháng, cô sẽ tốn khoảng 5 triệu tiền thuốc và đến bệnh viện để kiểm tra định kỳ các chỉ số về thận.
Suy thận ngày càng trẻ hóa, làm gì để bảo vệ?
Tại Việt Nam, tính đến tháng 3/2023, số người suy thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo là khoảng 800.000 người. Số bệnh nhân cần điều trị thay thế thận đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam và ngày càng trẻ hóa.
Nhìn chung, các bệnh về thận thường sẽ có chi phí điều trị cao và thường chỉ có 5 - 10% người bệnh suy thận may mắn có thể được điều trị thay thế. Vì những hậu quả nghiêm trọng như vậy, việc phòng ngừa bệnh thận là lựa chọn sáng suốt nhất.
Theo thông tin từ BV Vinmec, những người khỏe mạnh nên:
- Tập thể dục: Đây là một trong những hoạt động thể lực hàng ngày giúp cho cơ thể duy trì huyết áp bình thường và kiểm soát được lượng đường máu. Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận.
- Cân bằng chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau tươi và trái cây sẽ giúp cơ thể giảm được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh về thận. Trong các bữa ăn, cần giảm đi lượng tinh bột, đường, chất béo và thịt. Đối với những người lớn trên 40 tuổi, giảm muối sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp và sỏi thận.
- Không sử dụng thuốc lá: Khói thuốc lá có thể dẫn đến xơ vữa mạch, làm giảm lưu lượng máu đến thận, giảm khả năng hoạt động tốt nhất cho thận. Đã có những nghiên cứu chứng minh rằng hút thuốc sẽ gây giảm chức năng của thận nhanh hơn so với những người có bệnh thận tiềm ẩn.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc tây: Không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc giảm đau, chống viêm, gây tổn thương cho thận và đặc biệt là sẽ dẫn đến suy thận nếu sử dụng thường xuyên.
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp ngăn ngừa sỏi thận.
- Kiểm tra thận định kỳ: Vì bệnh thận thường xảy ra thầm lặng và không gây ra những triệu chứng rõ ràng cho đến giai đoạn muộn nên việc chẩn đoán sớm và phòng ngừa bệnh thận cần được thực hiện đều đặn, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như những người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, người lớn trên 40 tuổi.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh thận cần:
- Nhận thức đúng về bệnh thận và chẩn đoán sớm: Luôn theo dõi các triệu chứng của bệnh thận như phù mặt, phù chân, chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, nhợt nhạt, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu có máu. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng như vậy, người bệnh cần đến khám bác sĩ và làm các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng hiện tại của thận.
- Phòng ngừa bệnh thận cho bệnh nhân đái tháo đường: Cách đơn giản là người bệnh cần thường xuyên đo huyết áp và làm xét nghiệm nước tiểu ít nhất 3 tháng một lần để được kiểm tra protein hoặc microalbumin niệu bằng que thử. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, người bệnh cũng cần phải kiểm soát được lượng đường trong máu một cách cẩn thận, duy trì huyết áp dưới 130/ 80 mmHg, giảm đi lượng protein trong khẩu phần ăn và kiểm soát được lipid máu.
- Phòng ngừa bệnh thận cho bệnh nhân tăng huyết áp: Các bệnh nhân bị tăng huyết áp cần phải thường xuyên uống thuốc hạ áp theo đơn đã kê, kiểm tra huyết áp định kỳ và có chế độ sử dụng muối trong khẩu phần ăn hợp lý.
- Biện pháp phòng ngừa và duy trì cho bệnh nhân bị bệnh thận mạn: Đây là một loại bệnh không thể chữa khỏi nhưng nếu phát hiện sớm và kèm theo các chế độ ăn kiêng khem phù hợp, được theo dõi định kỳ, có các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển nặng hơn của bệnh. Người bệnh cần phải được phát hiện sớm các yếu tố như mất nước, tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, tụt huyết áp, thuốc gây độc thận,... và xử lý ngay để duy trì các chức năng thận được ổn định.
- Bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, người bệnh nên sử dụng các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng ngừa bệnh thận, trong đó có cây dành dành chữa suy thận. Dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường được dùng để cải thiện các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, tăng cường hệ miễn dịch ở thận, hỗ trợ điều áp huyết áp và lưu thông máu. Người bệnh có thể dùng kết hợp dành dành với nhiều thảo dược quý khác như: Mã đề, hoàng kỳ, đan sâm, bạch phục linh, linh chi đỏ,...
Đời sống & pháp luật