Tôm hay cá hồi bổ dưỡng hơn? 4 lưu ý cần nhớ khi ăn tôm và cá hồi
Hãy cùng so sánh tôm và cá hồi ở 3 khía cạnh chính: hàm lượng dinh dưỡng, tác động đến sức khỏe và một số lưu ý khi ăn tôm và cá hồi.
- 12-12-2020"2 lỏng, 1 đau, 1 béo" là hiện tượng thường có của hội "già trước tuổi", xem thử bạn có nằm trong hội này hay không
- 12-12-2020Ăn lẩu mùa lạnh nên tránh kết hợp với 5 loại rau này vì có thể hại tiêu hóa, gây ngộ độc, tổn thương cơ thể
- 12-12-20208 dấu hiệu cho thấy bạn đang sở hữu một cơ thể rất khỏe mạnh: Hãy xem bạn đạt chưa?
Cá hồi được cho là một trong những loại cá bổ dưỡng nhất trong thế giới ẩm thực, vì chúng rất giàu protein, chất béo omega-3 và vitamin D.
Tôm là loại hải sản phổ biến nhất, được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ. Tôm rất giàu chất béo omega-3, canxi và là nguồn cung cấp protein dồi dào.
(Nguồn dữ liệu chính trong bài viết lấy từ Cơ sở dữ liệu Thành phần Thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).
Tôm là loại hải sản phổ biến nhất, được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ
Tôm và cá hồi: Khác biệt dinh dưỡng
Cá hồi và tôm rất giàu protein. Ngoài ra, chúng rất giàu axit amin thiết yếu cấu tạo nên protein.
Cá hồi có hàm lượng chất béo cao hơn tôm, cả chất béo lành mạnh và không lành mạnh.
Về chất béo lành mạnh, cá hồi có hàm lượng axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa cao hơn. Tuy nhiên, chất béo trong cá hồi chưa đáp ứng đủ giá trị khuyến nghị mỗi ngày.
Khi nói đến chất béo không lành mạnh, tôm có hàm lượng axit béo bão hòa thấp hơn. Tuy nhiên, cả cá hồi và tôm đều có lượng chất béo bão hòa không vượt quá khuyến nghị.
Cá hồi chứa lượng axit béo omega-3 cao hơn so với tôm.
Cá hồi được cho là một trong những loại cá bổ dưỡng nhất trong thế giới ẩm thực, vì chúng rất giàu protein, chất béo omega-3 và vitamin D.
Đối với mức cholesterol, tôm có lượng cholesterol cao hơn: 190mg/100g (mức tiêu thụ trung bình hàng ngày được khuyến nghị là 300mg). Mặt khác, cá hồi có hàm lượng cholesterol thấp hơn: 60mg/100g.
Điều quan trọng cần lưu ý là cả cá hồi và tôm đều được xếp vào nhóm thực phẩm ít carbohydrate.
Từ những điều trên, chúng ta có thể kết luận rằng: tôm và cá hồi đều giàu protein, ít carbohydrate và có lượng chất béo lành mạnh. Tuy nhiên, tôm có hàm lượng cholesterol cao hơn và cá hồi giàu axit béo omega-3 hơn.
Đối với mức cholesterol, tôm có lượng cholesterol cao hơn cá hồi
Vitamin
Cá hồi rất giàu vitamin B, cụ thể là B1, B2, B3, B5, B6 và B12. Tuy nhiên, vitamin quan trọng nhất phải được quan tâm là Vitamin D. Hàm lượng vitamin D trong cá hồi ở mức 530 UI trong khi nhu cầu khuyến nghị hằng ngày trung bình là 600 UI. Cá hồi cũng chứa nhiều vitamin A.
Tôm cũng chứa vitamin B, chủ yếu là B12. Tuy nhiên, lượng vitamin B12 trong tôm ít hơn cá hồi.
Chất khoáng
Cá hồi rất giàu kali, selen, đồng và magie. Cá hồi là nguồn cung cấp selen dồi dào. Nó chứa 36,5 mcg selen/100g trong khi nhu cầu khuyến nghị hằng ngày là 55 mcg đối với phụ nữ và 70 mcg đối với nam giới.
Tôm giàu đồng, phốt pho và canxi hơn cá hồi. Chúng cũng chứa một số nguyên tố vi lượng như kẽm.
Cá hồi rất giàu vitamin B
Tôm và cá hồi: Lợi ích sức khỏe
Ăn tôm và cá hồi với lượng vừa phải có nhiều tác động đến sức khỏe.
Tiêu thụ cá hồi và tôm mỗi lần một tuần được cho là có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch 15%.
Ở trẻ em, ăn cá hồi và tôm đảm bảo sự phát triển của hệ thần kinh tích hợp của trẻ, trong đó các dây thần kinh liên kết hệ thống cảm giác và vận động với nhau. Ngoài ra, cá hồi và tôm cũng góp phần vào sự phát triển của các liên kết thần kinh được hình thành trong các mô não, chịu trách nhiệm nhận thức và xử lý.
Các nhà khoa học quan sát thấy việc tiêu thụ cá hồi nạc làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Lượng axit béo omega-3 cao trong cá hồi có những lợi ích riêng đối với não bộ. Các nghiên cứu kết luận rằng tiêu thụ cá hồi làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức ở người cao tuổi, giữ cho họ nhận thức tốt hơn, trí nhớ khỏe mạnh hơn.
Lượng axit béo omega-3 cao trong cá hồi có những lợi ích riêng đối với não bộ.
Lưu ý đặc biệt khi ăn tôm và cá hồi
Trong một số trang trại, người nuôi cá hồi và tôm có thể bổ sung kháng sinh vào ao để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn. Hầu hết khi tôm và cá hồi được nuôi trong các trang trại không đủ tiêu chuẩn hoặc thiếu giám sát, chúng sẽ chứa lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép. Để khắc phục vấn đề này, với tư cách là người tiêu dùng, bạn hãy lựa chọn các nhà cung cấp cá hồi hoặc tôm đáng tin cậy.
Khi nói đến ăn cá hồi, một số nền ẩm thực ăn cá hồi sống. Điều này rất phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường khuyến cáo không ăn thịt động vật sống. Cá hồi sống nếu không được xử lý đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều loại nhiễm trùng do thực phẩm. Một loại ký sinh trùng phổ biến trong cá hồi là Diphyllobothrium Latum, một loại sán dây cá gây thiếu hụt vitamin B12 ở người.
Ở một số quốc gia, cá hồi được xử lý và ủ với muối để bảo quản trong suốt mùa đông. Đây cũng được coi là món ngon trong một số nền ẩm thực. Tuy nhiên, khi tiêu thụ loại cá hồi này, những bệnh nhân gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến lượng natri cao phải cẩn thận.
Ô nhiễm có tác động lớn đến tôm tự nhiên. Nếu tôm được đánh bắt từ khu vực biển bị ô nhiễm, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, người tiêu dùng luôn cẩn thận khi chọn nhà cung cấp tôm.
Kết luận
- Cá hồi và tôm rất giàu protein.
- So với tôm, cá hồi chứa hàm lượng chất béo và omega-3 cao hơn, giàu phức hợp vitamin B, vitamin D, kali và selen hơn.
- Tôm có nhiều cholesterol và giàu vitamin B12, đồng, phốt pho hơn.
(Nguồn: Foodstruct)
Tổ quốc