MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trái cây bổ dưỡng nhưng có 3 trường hợp các bác sĩ khuyên nên hạn chế kẻo rước họa vào thân

06-06-2021 - 07:35 AM | Sống

Trái cây bổ dưỡng nhưng có 3 trường hợp các bác sĩ khuyên nên hạn chế kẻo rước họa vào thân

Tưởng rằng trái cây là món ăn có thể ăn thoải mái nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Việc kiểm soát lượng trái cây nạp vào cơ thể quan trọng không kém so với các loại thực phẩm khác.

Trái cây rất giàu vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia, việc lựa chọn trái cây cũng cần có những lưu ý nhất định, không thể ăn một cách bừa bãi.

Để đảm bảo duy trì sức khỏe và tận dụng được tối đa các lợi ích do trái cây mang lại, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

Thứ nhất: Nên ăn trái cây được sản xuất trong nước

Hiện nay, công nghệ phát triển, nhiều loại hoa quả được chuyển về từ nơi khác đến chứ không phải tại địa phương. Do khu vực sản xuất, nhiệt độ, chất lượng đất và môi trường tại mỗi địa phương khác nhau nên các chất bảo quản hoặc chất sử dụng trong quá trình sinh trưởng có thể làm tổn thương cơ thể của chúng ta.

Thứ hai: Phải tuân thủ theo mùa

Trai cây theo từng mùa có những tác dụng nhất định đối với cơ thể trong điều kiện thời tiết đó. Đây là điều đặc biệt của tự nhiên.

Hiện nay, nhiều loại trái cây trên thị trường được bán quanh năm như: Táo, cà chua bi, dưa hấu... được bán quanh năm. Những loại trái cây này vốn dĩ có hại cho cơ thể vì chúng không theo mùa, thứ hai là trong quá trình bảo quản những loại trái cây này có sử dụng một số chất bảo quản nhân tạo.

Ngoài ra, nhiều loại trái cây được đưa ra thị trường từ trước để bán được giá, người ta thường sử dụng một số loại hormone để thúc trái chín nhanh, ví dụ như đào bán trên thị trường nhìn bề ngoài rất đẹp như thể chúng đã chín, nhưng phần lõi vẫn còn non là do sử dụng chất làm chín để bề ngoài trông bắt mắt hơn. Hiện tại có rất nhiều loại trái cây như vậy!

Trái cây bổ dưỡng nhưng có 3 trường hợp các bác sĩ khuyên nên hạn chế kẻo rước họa vào thân - Ảnh 1.

Thứ ba: Trái cây không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể 

Hàm lượng đường trong trái cây về cơ bản là trên 8%, và một số loại (chẳng hạn như chà là tươi) cao tới 20%. Ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose, không tốt cho đường huyết, huyết áp, lipid máu và cũng có thể liên quan đến mụn trứng cá. Ngoài ra, ăn quá nhiều trái cây dễ dẫn đến béo phì. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì và ăn quá nhiều trái cây, nó có thể không có lợi cho việc kiểm soát cân nặng.

Chúng ta đều biết rằng một chế độ ăn uống cân bằng và toàn diện đòi hỏi nhiều loại thực phẩm bao gồm ngũ cốc và khoai tây, rau và trái cây, gia súc, gia cầm, cá, trứng, sữa và hạt đậu nành. Nếu bạn ăn quá nhiều trái cây và hạn chế các thực phẩm khác (như thịt, trứng, sữa, đậu…) rất dễ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng (như chất đạm, chất béo, chất sắt, vitamin B12...) có thể gây ra suy dinh dưỡng về lâu dài.

Ví dụ, để giảm cân, một số người ăn trái cây thay cho bữa ăn thông thường, chẳng hạn như chỉ ăn 2 quả táo vào bữa tối và không ăn các thực phẩm khác. Trước mắt là cân nặng nhẹ đi nhưng về lâu dài sẽ xảy ra các vấn đề như rụng tóc, kinh nguyệt không đều.

Ăn quá nhiều trái cây cũng có thể gây ra nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như một số người có tâm trạng bị ảnh hưởng vì ăn quá nhiều vải thiều hoặc sầu riêng, và một số người bị "carrotemia" vì ăn quá nhiều cam, dẫn đến vàng da... Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, ăn quá nhiều trái cây không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.

Gợi ý cách ăn trái cây cho đúng cách:

1. Kiểm soát số lượng

Khuyến nghị chung về lượng trái cây và rau quả dành cho một người bình thường là ít nhất 400 gam mỗi ngày, không nhất thiết phải ăn hết một lần mà có thể ăn nhiều lần. Khuyến nghị này xuất phát từ thực tế ăn 5 phần trái cây và rau quả hàng ngày được chứng minh có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do các bệnh như bệnh tim, đột quỵ và ung thư...

Trái cây bổ dưỡng nhưng có 3 trường hợp các bác sĩ khuyên nên hạn chế kẻo rước họa vào thân - Ảnh 2.

2. Chọn loại trái cây phù hợp

Chúng ta nên lựa chọn trái cây càng phong phú càng tốt, các loại hoa quả khác nhau có thể cung cấp các chất dinh dưỡng với tỷ lệ khác nhau, nhưng nhớ đừng lạm dụng quá nhiều.

Những người có lượng đường trong máu cao và cân nặng cao nên tránh các loại trái cây có hàm lượng đường cao như nho, dưa đỏ, thanh long... Thay vào đó có thể chọn các loại trái cây có hàm lượng đường thấp hơn như dâu tây, kiwi, bưởi... Người bệnh mỡ máu không nên ăn quá nhiều bơ, người huyết áp cao có thể thích hợp ăn thêm các loại trái cây giàu kali, chẳng hạn như chuối.

3. Chọn thời gian

Đối với người bình thường nói chung, không có giới hạn về thời gian ăn trái cây, nhưng không nên ăn nhiều trái cây giàu tannin và protease khi bụng đói, chẳng hạn như quả hồng non, dứa, xoài... để tránh gây kích thích dạ dày.

Mặc dù không thích hợp cho người giảm cân thay thế bữa ăn bằng trái cây, nhưng trái cây ít calo có thể dùng để thay thế một số thực phẩm chủ yếu trước bữa ăn, đồng thời có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách kiểm soát lượng calo. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn trái cây hợp lý giữa các bữa ăn để tránh sự biến động lớn của đường huyết và hạ đường huyết trước bữa ăn.

Nguồn: Abolouwang, Sohu, Healthline

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên