MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trỗi dậy sau khủng hoảng #5: Doanh nghiệp gia đình phải làm gì để vượt qua nỗi đau Covid-19, nắm bắt cơ hội bùng nổ?

Khi đại dịch bùng lên ở Tp.HCM và Bình Dương, Tân Hiệp Phát trở thành doanh nghiệp hiếm hoi vẫn duy trì sự an toàn trong hoạt động sản xuất tại các nhà máy. Coi con người là tài sản quý báu nhất, việc giữ các dây chuyền vận hành liên tục ngay cả khi “càng làm càng lỗ” cho Tân Hiệp Phát một “bàn đạp” tốt để trỗi dậy khi giai đoạn tồi tệ nhất qua đi.

Trỗi dậy sau khủng hoảng #5: Doanh nghiệp gia đình phải làm gì để vượt qua nỗi đau Covid-19, nắm bắt cơ hội bùng nổ? - Ảnh 1.

Sau thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang, nhiều doanh nghiệp miền nam theo đuổi 3 tại chỗ khi dịch bệnh bùng lên. Tuy nhiên, không ít nhà máy sau đó phải đóng cửa khi các dây chuyển sản xuất trở thành các ổ dịch. Sự lây lan khủng khiếp của biến thể Delta đã khiến những gì chúng ta vẫn nghĩ là thành trì vững chắc nhất bị lung lay.

Có thể nói rằng, năm 2021 đánh dấu một bước ngoặt đối với các doanh nghiệp Việt. Từ một quốc gia thành công bậc nhất thế giới trong việc vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, biến thể Delta đã khiến những kinh nghiệm của Việt Năm năm 2020 trở nên không còn phù hợp. Nó đặt ra những thách thức mới, đòi hỏi những thay đổi đột phá để thích nghi.

Đây là thách thức chung với doanh nghiệp Việt nhưng nó có phần khó khăn hơn với các công ty gia đình - những thành phần mà TS. Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam, mô tả là trụ cột hết sức quan trọng của nền kinh tế tư nhân, của khu vực doanh nghiệp tư nhân và của nền kinh tế nói chung.

Khi nhìn lại năm 2021, Tân Hiệp Phát là một trong những doanh nghiệp có nhiều điều để chia sẻ. 125 ngày duy trì hoạt động sản xuất 3 tại chỗ an toàn trong các nhà máy của Tân Hiệp Phát cho thấy quyết tâm to lớn của lãnh đạo, sự chung sức đồng lòng của người lao động cùng với văn hóa coi công ty là gia đình thứ 2 đã thực sự mang lại quả ngọt.

Trong những chia sẻ trước đây, bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nói rằng doanh nghiệp càng làm càng lỗ khi duy trì sản xuất trong điều kiện khó khăn, phức tạp đến vậy. Tuy nhiên, việc này giúp người lao động của công ty tiếp tục kiếm được thu nhập nuôi gia đình, giúp chuỗi cung ứng của doanh nghiệp không đứt gãy và đặc biệt nó giữ cho lực lượng lao động tiếp tục bám trụ với doanh nghiệp.

Với người lao động, hơn 3 tháng xa gia đình, xa người thân không phải việc dễ dàng. Với gia đình nhà sáng lập Trần Quí Thanh, hơn 3 tháng sống chung với người lao động trong khuôn viên nhà máy, đặt cược sức khỏe, an toàn của cả gia đình vào nỗ lực chống dịch của công ty chắc chắn là một quyết định đòi hỏi sự quyết tâm to lơn. Tuy nhiên, việc người lao động thấy được sự đồng hành, sẻ chia của lãnh đạo; ban lãnh đạo thấy được sự gắn bó, quyết tâm của người lao động có lẽ là một phần thưởng xứng đáng.

Khi tỷ lệ tiêm phòng tại Việt Nam lọt top cao nhất thế giới, người Việt Nam có quyền hy vọng về một cuộc sống bình thường mới. Đó cũng là lúc các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp gia đình, tận dụng thời cơ để bứt phát. Khi có thiên thời và địa lợi, yếu tố nhân hòa sẽ giúp cho sự trỗi dậy thực sự ngoạn mục.

Hướng tới mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp gia đình, trỗi dậy thành công sau khủng hoảng, số thứ 5 trong talk show "Trỗi dậy sau khủng khoảng" tới đây của Trí thức trẻ được xây dựng nhằm chia sẻ câu chuyện của chính người trong cuộc cũng như lời khuyên của chuyên gia kinh tế.

Mỗi doanh nghiệp có những khó khăn, thách thức đặc thù nhưng thông qua việc tìm lời giải cho những vấn đề nổi cộm nhất, chúng tôi hy vọng doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty gia đình, có thể tìm được gợi ý cho con đường của mình.

Số thứ 5 của chương trình sẽ lên sóng vào lúc 14h ngày 24/12 với khách mời là TS. Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam và bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

BBT

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên