MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

40-50 tuổi là "thời kỳ khó xử" của đàn ông: Ai cũng phải đối mặt với 4 "rào cản" về sức khỏe, trong đó có một căn bệnh là "kẻ giết người thầm lặng"

13-01-2022 - 22:37 PM | Sống

40-50 tuổi là "thời kỳ khó xử" của đàn ông: Ai cũng phải đối mặt với 4 "rào cản" về sức khỏe, trong đó có một căn bệnh là "kẻ giết người thầm lặng"

Đến tuổi trung niên, cơ thể nam giới bắt đầu quá trình lão hóa, các cơ quan dần lộ ra nhiều vấn đề. Nam giới nếu lơ là sức khỏe sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ.

Từ 40 -50 tuổi là "thời kỳ khó xử" của nam giới vì trên có già, dưới có trẻ, gánh trên vai trách nhiệm to lớn. Đồng thời, nam giới tuổi trung niên còn phải đối mặt với 4 "rào cản" sức khỏe sau khiến bạn không thể sống lâu trăm tuổi. Hy vọng bạn không mắc phải "rào cản" nào.

1. Ung thư tuyến tiền liệt: phòng bệnh rất quan trọng

Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt có xu hướng tăng cao và ngày càng trẻ hóa. Số nam giới ngoài 50 tuổi mắc bệnh dần dần tăng cao. Vì vậy, sớm ngày phòng bệnh và chữa trị ung thư tuyến tiền liệt là việc hết sức quan trọng.

40-50 tuổi là thời kỳ khó xử của đàn ông: Ai cũng phải đối mặt với 4 rào cản về sức khỏe, trong đó có một căn bệnh là kẻ giết người thầm lặng - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Để phòng ngừa bệnh tuyến tiền liệt phát tác, đầu tiên chúng ta nên bổ sung nhiều kẽm. Vì người mắc ung thư tuyến tiền liệt thường có lượng kẽm trong cơ thể thấp, khả năng phòng ngừa yếu, dễ dẫn đến viêm tuyến tiền liệt hoặc dễ tái phát chứng viêm dù đã chữa khỏi.

Ngoài ra, cần giữ gìn bộ phận sinh dục sạch sẽ vì bao tinh hoàn của nam giới rất linh hoạt, uyển chuyển, bài tiết mồ hôi khá nhiều nhưng lại ít thoáng gió nên dễ tích tụ các chất bẩn, nhờ đó mà vi khuẩn thường "thừa nước đục thả câu".

2. Ung thư phổi: cai thuốc lá càng sớm càng tốt

Ung thư phổi gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe con người và là "một tay giết người thầm lặng". 80% phần người bệnh khi phát hiện đều đã ở giai đoạn cuối và chỉ sống thêm được vài năm ngắn ngủi.

Lĩnh vực nghiên cứu Dịch tễ học đã điều tra, nghiên cứu so sánh về căn bệnh ung thư phổi trên hơn 1 triệu người ở 3 quốc gia Mỹ, Anh và Canada. Kết quả là tỷ lệ mắc căn bệnh quái ác này ở người hút thuốc cao gấp 10.8 lần so với người không hút thuốc. 

Tỷ lệ người bệnh tử vong mỗi năm đối với người không hút thuốc là 0.128‰, người mỗi ngày hút dưới 10 điếu thuốc là 0.952‰, người mỗi ngày hút trên 20 điếu thuốc là 2.354‰, cao hơn 18.4 lần so với người không hút thuốc.

40-50 tuổi là thời kỳ khó xử của đàn ông: Ai cũng phải đối mặt với 4 rào cản về sức khỏe, trong đó có một căn bệnh là kẻ giết người thầm lặng - Ảnh 2.

Ảnh: phunutoday.vn

Từ số liệu trên cho thấy, thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây nên ung thư phổi. Hút thuốc không chỉ có hại cho bản thân mà còn liên lụy cả những người thân yêu của mình khi vô tình hít phải khói thuốc độc hại. Vì vậy, muốn tránh xa ung thư phổi, tốt nhất nên tránh xa thuốc lá.

3. Bệnh gan do rượu: uống càng ít rượu càng tốt

Lá gan là cơ quan giải độc tốt nhất của cơ thể và cũng có lúc sẽ làm việc quá tải. Phần lớn cồn rượu đều đi vào lá gan phá vỡ trao đổi chất và xử lý chất thải. Thường xuyên uống rượu hoặc lúc uống rượu say sẽ thể hiện rõ ràng lá gan đang làm việc quá sức, rất dễ gây ra bệnh gan do rượu.

40-50 tuổi là thời kỳ khó xử của đàn ông: Ai cũng phải đối mặt với 4 rào cản về sức khỏe, trong đó có một căn bệnh là kẻ giết người thầm lặng - Ảnh 3.

Ảnh: sketsanews.com

Cồn, rượu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này. Sức chịu đựng của lá gan có giới hạn và giới hạn chịu đựng của gan nam giới là 40 gam cồn rượu mỗi ngày, nữ giới là 20 gam. Nếu mỗi ngày đều uống vượt quá lượng cồn rượu tiêu chuẩn và kéo dài như vậy 3-5 năm, tỷ lệ mắc bệnh gan do rượu, thậm chí phát triển thành xơ gan là rất lớn. 

Dù vậy, vì thể trạng mỗi người không giống nhau nên tiêu chuẩn trên không phải tuyệt đối. Khi gan bị tổn thương, nghĩa là lượng rượu nạp vào đã quá mức cho phép.

4. Tiểu đường: giảm cân rất quan trọng

Hiện nay, số người mắc bệnh tiểu đường tăng nhanh chóng mặt và có xu hướng trẻ hóa là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm 2017, nước ta có 3.53 triệu người mắc bệnh tiểu đường và mỗi ngày có ít nhất 80 người tử vong vì các biến chứng liên quan. 

Dự báo con số này có thể tăng lên đến 6.3 triệu vào năm 2045, tức là tăng khoảng 78.5% chỉ trong 28 năm. Với những số liệu trên, Việt Nam nằm trong top 10 nước có tỷ lệ gia tăng người mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới với 5.5% một năm.

40-50 tuổi là thời kỳ khó xử của đàn ông: Ai cũng phải đối mặt với 4 rào cản về sức khỏe, trong đó có một căn bệnh là kẻ giết người thầm lặng - Ảnh 4.

Ảnh: Unsplash

Bệnh tiểu đường và béo phì có liên quan mật thiết đến nhau. Khi chúng ta thừa cân, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng tăng cao và một trong những cách phòng ngừa bệnh tiểu đường là giảm cân, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, vừa phải. Thừa cân còn dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như tim mạch, huyết áp cao, ung thư, đột quỵ,…

Chúng ta nên giảm cân một cách hợp lý, kết hợp hài hòa giữa ăn uống và tập luyện, tuyệt đối không nên nhịn ăn, bỏ bữa, như vậy rất có hại cho sức khỏe.

Theo Aboluowang

 

40-50 tuổi là thời kỳ khó xử của đàn ông: Ai cũng phải đối mặt với 4 rào cản về sức khỏe, trong đó có một căn bệnh là kẻ giết người thầm lặng - Ảnh 5.

Phương Thu

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên