MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ chối công nghệ Trung Quốc dù giá chỉ bằng nửa, một nước chốt chọn công nghệ châu Âu nhưng không ngờ phải hủy, dự án 651 triệu USD không thể tiến hành

25-07-2024 - 19:52 PM | Kinh tế số

Từ chối công nghệ Trung Quốc dù giá chỉ bằng nửa, một nước chốt chọn công nghệ châu Âu nhưng không ngờ phải hủy, dự án 651 triệu USD không thể tiến hành

Một quốc gia từ chối công nghệ của Trung Quốc dù giá rẻ hơn một nửa.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ Trung Quốc, tàu đường sắt cao tốc Trung Quốc trở nên rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã giúp nhiều nước xây dựng đường sắt cao tốc, giúp các nước khác trải nghiệm “tốc độ của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, khi một công ty Trung Quốc dự định ký hợp đồng cung cấp 20 đoàn tài cao tốc trị giá 600 triệu euro (khoảng 651 triệu USD) cho Bulgaria, nhưng quốc gia này đã chọn công nghệ của Tây Ban Nha, bỏ qua Trung Quốc.

Theo trang RailwayPro, trong đợt đấu thầu thứ hai cung cấp 20 đoàn tàu cao tốc, Bulgaria muốn thu hút những nhà sản xuất lớn nhất, nhưng thời hạn giao hàng quá khắt khe đã khiến nhiều đơn vị tham gia tiềm năng e ngại.

Lúc này, chỉ có hai công ty - Talgo của Tây Ban Nha và CRRC Qingdao Sifang Co. Ltd. của Trung Quốc. Giá thầu của công ty Tây Ban Nha là 600 triệu euro, và công ty Trung Quốc là 303 triệu euro. Sự chênh lệch giá gấp đôi làm phát sinh một số vấn đề. Cuối cùng, Bulgaria chọn công nghệ của Tây Ban Nha.

Các cuộc đàm phán tiếp tục với công ty Tây Ban Nha, nhưng hóa ra lời đề nghị giao 20 đoàn tàu mới của công ty này sẽ dài hơn 33 tháng do Bulgaria đặt ra. Do đo, cuộc đấu thầu đã bị hủy bỏ.

Trên thực tế, công nghệ tàu cao tốc của Trung Quốc thuộc hàng tốt nhất thế giới. Theo SCMP, Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc dự định hoàn thành việc sản xuất nguyên mẫu và thử nghiệm tàu cao tốc CR450 trong năm nay - loại tàu có khả năng trở thành tàu cao tốc nhanh nhất thế giới.

Tuyên bố của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc - đơn vị vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới - đánh dấu bước đột phá cho dự án đổi mới công nghệ CR450 do Bắc Kinh triển khai 3 năm trước.

Mẫu tàu mới nhất trong dòng tàu cao tốc Phục Hưng sẽ có tốc độ thử nghiệm lên tới 450 km/h và tốc độ vận hành thương mại là 400 km/h. Trong khi đó, tàu cao tốc hiện tại của Trung Quốc có thể di chuyển với tốc độ 350 km/h, nhưng CR450 có khả năng giảm thời gian di chuyển giữa Bắc Kinh và Thượng Hải - một trong những tuyến đường đông đúc nhất của Trung Quốc - từ hơn 4 giờ xuống còn 2,5 giờ.

CR450 dự kiến được đưa vào sử dụng trong năm 2025, với dự án nghiên cứu toàn quốc tập trung vào công nghệ đường sắt quan trọng, từ điều khiển tự động và thiết kế bánh xe, đến hệ thống lái, nâng cấp đường ray và các biện pháp an toàn.

Trong công nghệ đường sắt cao tốc, Trung Quốc hiện đang làm chủ 5 công nghệ lõi. Cụ thể, 5 công nghệ lõi này là công nghệ thiết kế đường sắt thông minh EMU, công nghệ xây dựng thông minh, công nghệ điều khiển tàu tự động, công nghệ cung cấp điện và công nghệ quan sát lộ trình.

Trong đó, công nghệ điều khiển tàu được Trung Quốc ứng dụng một loạt các công nghệ hiện đại nhất. Tàu cao tốc di chuyển với tốc độ cao hơn nhiều so với tàu thường nên cần có hệ thống điều khiển hoàn thiện hơn để đảm bảo an toàn.

Trung Quốc đã phát triển một số lượng lớn thiết bị và công nghệ điều khiển tiên tiến chuyên dụng cho đường sắt tốc độ cao, bao gồm cả công nghệ điều độ tự động bằng máy tính. Nếu tàu cao tốc dừng đột ngột trên đường ray, nó sẽ tự động gửi tín hiệu đến hệ thống điều độ đường sắt và hệ thống sẽ đánh dấu đoạn đường và đóng lại để ngăn các đoàn tàu khác đi vào, đảm bảo không xảy ra sự cố khi hệ thống tàu đang hoạt động.

Ngoài ra, tàu đường sắt cao tốc của Trung Quốc cũng sử dụng thiết bị và công nghệ chống nhiễu tiên tiến để chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên