Từ vụ trẻ tử vong do ngộ độc sắn: Khi ăn sắn đừng để mất mạng vì thiếu hiểu biết!
Điều quan trọng là bạn cần chú ý những gì khi ăn sắn để phòng tránh những rủi ro không đáng có.
- 14-01-20213 kiểu người chi phối hạnh phúc của bạn nhiều ngoài sức tưởng tượng, kiểu số 1 được khuyên nên "tránh càng xa càng tốt"
- 14-01-2021Tế bào ung thư có thể hình thành từ 4 vật dụng nhà bếp: Tất cả đều vô cùng quen thuộc, cả gia đình bạn đang dùng hàng ngày
- 14-01-2021Ăn lạc khi bụng đói vào buổi sáng: 4 lợi ích sức khỏe không phải ai cũng biết để tận dụng
Mới đây, thông tin từ Sở Y tế Lào Cai cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do ăn sắn cao sản có chứa độc tố tự nhiên. Vụ việc xảy ra tại thôn Tổng Kim, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, hậu quả làm một trẻ em 2 tuổi phải nhập viện điều trị và một trẻ 3 tuổi tử vong trên đường đến bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm của của Viện Kiểm nghiệm Quốc gia cho thấy, hàm lượng Cyanide có trong mẫu sắn cao sản nói trên là 22mg/100g. Đây cũng chính là chất độc gây ra cái chết thương tâm cho em bé 3 tuổi.
Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do ăn sắn cao sản có chứa độc tố tự nhiên.
Sự việc trên khiến nhiều người vô cùng kinh hãi. Nhiều người có thói quen ăn sắn như một món ăn vặt bắt đầu cảm thấy rờn rợn khi đọc những thông tin này.
Thực tế, củ sắn có hàm lượng tinh bột cao, giá trị dinh dưỡng tương đương với khoai lang, khoai tây, khoai môn...Trong sắn có chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Những dưỡng chất này giúp ngăn ngừa táo bón và các bệnh tim mạch, cân bằng lượng máu trong cơ thể.
Điều quan trọng là bạn cần chú ý những gì khi ăn sắn để phòng tránh những rủi ro không đáng có. Giới chuyên gia chỉ rõ những điều cần tránh khi ăn sắn để tránh nguy cơ bị ngộ độc, thậm chí là mất mạng trong tích tắc:
Không ăn sắn cao sản
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), sắn (nhiều nơi gọi là khoai mì) là một trong những sản phẩm nông sản rất phổ biến ở nước ta. Trong đó, giống sắn cao sản là một loại sắn không được ăn vì có chất gây độc được đánh giá cực độc, đứng trong top những chất gây độc mạnh nhất.
Cụ thể, trong loại sắn này có chứa chất Cyanide (Xyanua). PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) nhận định, đây là một chất kịch độc, gây chết người cho dù chỉ dùng một liều lượng cực thấp.
"Chưa hết, trong sắn cao sản còn có chất gây độc limanarin, cyanogenic glucoside. Khi những chất này đi vào đường tiêu hóa, sẽ được men tiêu hóa thủy phân thành hydrocyanic acid (HCN) vào máu gây độc. Trong cơ thể, HCN sẽ kết hợp với ion ferric trong cytochrome oxidase gây ức chế khả năng sử dụng oxy của tế bào. Khi ăn nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc cyanide, ngạt thở", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn và Thực phẩm) cho biết thêm, hàm lượng HCN trong sắn khác nhau tùy thuộc vào từng giống sắn. Trong đó ở sắn cao sản thì cao hơn hẳn. Để loại trừ ngộ độc đến nguy cơ tử vong, tốt nhất không được ăn loại sắn này.
Hàm lượng HCN trong sắn khác nhau tùy thuộc vào từng giống sắn. Trong đó ở sắn cao sản thì cao hơn hẳn.
Nhận dạng sắn cao sản
"Để nhận dạng, sắn cao sản là loại sắn đắng có đặc điểm nhận dạng là thân xanh, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước, cây thấp, lá rũ, ngọn non màu xanh nhạt, đốt dày, lá màu xanh lục tuyệt đối không được ăn. "Sắn cao sản chứa hàm lượng HCN cao hơn sắn ngọt có đặc điểm thân đỏ, cuống lá màu tím, củ có vỏ lụa màu hồng tím", chuyên gia chia sẻ.
Ngoài sắn cao sản, chuyên gia khuyến cáo không ăn sắn lâu năm, sắn có vị đắng, lá sắn, sắn có vỏ, sắn nướng nguyên vỏ vì đây là những loại chứa nhiều chất độc dễ dẫn đến say sắn, ngộ độc, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Phòng tránh nguy cơ ngộ độc khi ăn sắn
Để phòng tránh ngộ độc khi ăn sắn, giới chuyên gia khuyến cáo:
- Khi chế biến cần bóc vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì đây là những phần chứa nhiều độc tố, sau đó đem ngâm nước, ngâm nước sạch càng lâu càng tốt, rửa sạch nhiều lần rồi luộc kỹ.
- Mở vung nồi khi sắn sôi. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, HCN là một loại axit dễ bay hơi và tan trong nước. Do đó, việc thải chất độc trong sắn cũng không hề phức tạp, miễn là làm đúng thì việc ăn sắn sẽ an toàn tuyệt đối.
Tuyệt đối không ăn sắn vào buổi tối vì khó phát hiện dấu hiệu bị ngộ độc sớm.
- Tuyệt đối không ăn hoặc luộc sắn cả vỏ.
- Đối với sắn mọc hoang ở vùng có cây độc cần thận trọng hơn khi chế biến. Với những loại không rõ xuất xứ tốt nhất không nên ăn.
- Củ sắn sau khi dỡ về cần chế biến ngay không để lâu, nếu không chế biến được ngay có thể đem vùi xuống đất, cát.
- Tuyệt đối không ăn sắn vào buổi tối vì khó phát hiện dấu hiệu bị ngộ độc sớm.
- Sau khi ăn sắn thấy các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, sôi bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy), rối loạn thần kinh (váng đầu, nóng bừng mặt, ù tai, chóng mặt, ngứa ngáy, chân tay nặng, run, co giật…) hoặc sốt, ho cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Pháp luật và Bạn đọc