MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từng là yếu tố giúp nước Mỹ tự tin không rơi vào suy thoái, lĩnh vực này đang chứng kiến đà tụt dốc nặng nề chỉ trong vòng 2 tuần

14-04-2020 - 08:54 AM | Tài chính quốc tế

Cách người dân Mỹ chi tiêu xác định công ty nào có thể tồn tại và đâu sẽ là những ngành có tỷ lệ thất nghiệp thấp trong thời điểm dịch bùng phát. Và khi dịch bệnh hiện vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại, thì chi tiêu người tiêu dùng về cơ bản sẽ có sự thay đổi trong nhiều tháng tới.

Trong vài tuần, những "trụ cột" của ngành công nghiệp Mỹ hầu hết đã tạm ngừng hoạt động. Hàng không, nhà hàng và những sân vận động bất ngờ trở nên trống rỗng. Ở nhiều bang, các ngành doanh nghiệp được coi là "không cần thiết" – bao gồm bán lẻ hàng hoá xa xỉ và sân golf, đều được yêu cầu đóng cửa.

Luke Tilley– kinh tế gia trưởng tại Wilmington Trust, nhận định: "Đây là thời điểm chi tiêu tiêu dùng sụt giảm mạnh nhất mà tôi từng chứng kiến."

Một số công ty như Walmart, Amazon và Uber Eats ghi nhận doanh số bán hàng tăng đột biến trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy, khách hàng ở nhiều ngành kinh doanh khác đang ngừng chi tiêu.

Cách người dân Mỹ chi tiêu xác định công ty nào có thể tồn tại và đâu sẽ là những ngành có tỷ lệ thất nghiệp thấp trong thời điểm dịch bùng phát. Trong những tuần gần đây, Mỹ đã có hơn 16 triệu lao động nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Và khi dịch bệnh hiện vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại, thì chi tiêu người tiêu dùng về cơ bản sẽ có sự thay đổi trong nhiều tháng tới.

Khi các nhà hàng đóng cửa và người dân được yêu cầu hạn chế ra ngoài hồi tháng trước, các cửa hàng tạp hoá, siêu thị đã chứng kiến nhu cầu tăng đột biến. Trong khoảng thời gian 7 ngày kết thúc vào ngày 18/3, doanh số bán hàng tạp hoá tại Mỹ đã tăng 79% so với năm trước. Các mặt hàng được "săn lùng" nhiều nhất là mì pasta, bột mì, giấy vệ sinh và xà phòng. Thực phẩm chế biến sẵn và đồ đóng họp cũng lại trở thành lựa chọn hàng đầu của các hộ gia đình.

Từng là yếu tố giúp nước Mỹ tự tin không rơi vào suy thoái, lĩnh vực này đang chứng kiến đà tụt dốc nặng nề chỉ trong vòng 2 tuần - Ảnh 1.

Biểu đồ được thực hiện dựa trên phân tích dữ liệu của New York Times từ Earnest Research, theo dõi và phân tích hoạt động mua hàng qua thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng của gần 60 triệu người Mỹ. Dù dữ liệu này không bao gồm hoạt động chi tiêu bằng tiền mặt và không phản ánh toàn bộ hoạt động mua hàng, nhưng nó thể hiện được phần nào tác động của dịch bệnh với nền kinh tế Mỹ.

Kể từ thời điểm đó, doanh số bán hàng giảm dần nhưng vẫn ở mức cao so với thời gian này của mọi năm. Từ ngày 26/3 đến 1/4, doanh số đã tăng 7%, với những công ty được hưởng lợi nhiều nhất là dịch vụ giao hàng tạp hoá và các công ty cung cấp bữa ăn sơ chế sẵn (meal kit).

Yêu cầu người dân ở trong nhà được ban hành trên khắp nước Mỹ trong những tuần gần đây càng khiến ngành du lịch lao đao. Chi tiêu đối với việc di chuyển bằng đường hàng không, khách sạn, du thuyền và thuê xe tự lái đã chững lại. Các trang web đặt phòng trực tuyến như Expedia, Airbnb và Priceline đều chứng kiến doanh số sụt giảm. Trong tuần kết thúc vào ngày 1/4, doanh thu ngành du lịch ở Mỹ đã mất tới 85% so với cùng kỳ năm trước.

Trong những đợt suy thoái trước đây, ngành dịch vụ và nhà hàng vẫn có hoạt động tương đối tốt. Nhưng ở lần này lại khác. Khi việc giãn cách xã hội được thực hiện rộng rãi, hầu hết các nhà hàng tại Mỹ đều được yêu cầu ngừng phục vụ tại chỗ. Từ nhà hàng hạng sang cho đến cửa hàng bán đồ ăn nhanh đều chịu ảnh hưởng, các công ty từ Momofuki cho đến McDonald’s đều gặp khó khăn. Ở lĩnh vực này, chỉ có các nhà hàng khai thác dịch vụ mua mang về hay giao hàng tận nhà mới có doanh số tăng vọt.

Ngoài việc là một trong những yếu tố khiến số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao kỷ lục, thì ngành kinh doanh nhà hàng có thể còn khiến nền kinh tế Mỹ hứng chịu những tác động tồi tệ hơn. Tilley cho hay: "Nền kinh tế dịch vụ từ trước đến nay đã giúp chúng ta không lún quá sâu vào suy thoái. Ở trường hợp này, việc người tiêu dùng buộc phải ngừng chi tiêu đối với những mảng này đang gây ra khủng hoảng kinh tế."

Từng là yếu tố giúp nước Mỹ tự tin không rơi vào suy thoái, lĩnh vực này đang chứng kiến đà tụt dốc nặng nề chỉ trong vòng 2 tuần - Ảnh 2.

Hơn nữa, hiện tại, nhiều lĩnh vực giải trí ưa thích của người dân Mỹ cũng bị giới hạn. Các rạp chiếu phim, công viên, club đều bị đóng cửa. Hoạt động ngoài trời đều bị hoãn lại. Nhưng trong khi hầu hết các loại hình giải trí có đông người tham dự đều bị trì hoãn, thì tại đó lại có một điểm sáng, đó là chi tiêu cho các dịch vụ chơi game như Twitch, Nintendo đang bùng nổ. Ngoài ra, các ứng dụng phát trực tuyến như Netflix và Spotify cũng hưởng lợi.

Kể cả trước khi Covid-19 bùng phát, ngành bán lẻ đã phải chật vật để thích nghi với sự phát triển cả các thương hiệu thương mại điện tử. Cuộc khủng hoảng hiện tại còn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Trong những tuần gần đây, các cửa hàng thời trang nhanh, giày sneaker đều chứng kiến doanh thu rớt thảm hại.

Đối với nhiều người dân Mỹ, làm việc tại nhà có nghĩa là không có nhu cầu đi lại. Do đó, taxi, các ứng dụng gọi xe như Uber và Lyft, dịch vụ vận chuyển hàng loạt và dịch vụ đậu xe đều ghi nhận doanh số sụt giảm mạnh. Khi không có nhiều xe tham gia giao thông, thì doanh số bán ô tô và phụ tùng cũng đi xuống.

Trong những ngày thực hiện cách ly xã hội, phòng gym cũng không một bóng người. Đó là tin xấu đối với những công ty thể hình như 24 Hour Fitness và SoulCycle. Hơn nữa, người dân hạn chế ra ngoài vào thời điểm này, ảnh hưởng lớn đến những công ty ngành làm đẹp như Sephora và Great Clip.

Chi tiêu tiêu dùng cũng sụt giảm mạnh trong ngành chăm sóc sức khoẻ, bởi những chuyên gia, bác sĩ không có liên quan đến Covid-19 đang làm việc ít hơn. Một số bệnh viện đối mặt với tình trạng doanh thu giảm xuống đã phải huỷ bỏ các vị trí không cần thiết, cắt giảm lương của bác sĩ, y tá và cá nhân viên khác. 

Tham khảo New York Times

Từng là yếu tố giúp nước Mỹ tự tin không rơi vào suy thoái, lĩnh vực này đang chứng kiến đà tụt dốc nặng nề chỉ trong vòng 2 tuần - Ảnh 5.

Lục Lam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên