VCB tăng trở lại mức giá cao nhất lịch sử, khối ngoại bán ròng gần 700 tỷ một cổ phiếu ngân hàng
Cổ phiếu VCB là tâm điểm thị trường phiên 7/7 khi bật tăng mạnh mẽ, trở lại vùng giá cao nhất lịch sử. Trong khi EIB cũng gây chú ý khi bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong nhiều tháng qua.
- 01-07-2023Top 10 cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất 6 tháng đầu năm 2023
- 28-06-2023Cổ phiếu ngân hàng được kéo mạnh vào cuối phiên, MBB dẫn đầu tăng giá và thanh khoản
- 24-06-2023Khối ngoại bán ròng loạt cổ phiếu ngân hàng tuần qua
Sau thời gian giao dịch giằng co buổi sáng, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bật tăng mạnh mẽ trong phiên chiều nhờ lực cầu tăng vọt tại nhóm cổ phiếu bluechip, đặc biệt nhóm ngân hàng.
Đóng cửa, VN-Index tăng 11,85 điểm (+1,05%) lên mức 1.138,07 điểm; HNX-Index tăng 0,74 điểm lên 225,82 điểm.
Là trụ cột kéo điểm thị trường hôm nay, VCB tăng gần 4,3%, trở lại mức giá cao nhất lịch sử (giá đã điều chỉnh) tại 105.000 đồng/cp. Trước đó, VCB từng xác lập mức đỉnh này vào ngày 16/6. Với diễn biến trên, vốn hóa Vietcombank đóng cửa tuần ở mức 496.914 tỷ đồng, cao hơn cả tổng vốn hóa của hai doanh nghiệp đứng kế sau là Vinhomes (235.136 tỷ) và BIDV (224.093 tỷ).
Đi cùng diễn biến giá, thanh khoản của VCB cũng sôi động với 1,06 triệu cp được giao dịch khớp lệnh trực tiếp – mức cao nhất trong 12 phiên trở lại đây.
Với sự dẫn dắt của "anh cả" VCB, hầu hết cổ phiếu ngân hàng đều bật tăng trong phiên chiều. Trong đó, SHB và LPB tăng lần lượt 3,4% và 3,9%, đều đóng cửa ở mức giá cao nhất trong kể từ đầu năm. Thanh khoản của SHB và LPB cũng sôi động nhất dòng ngân hàng với khối lượng khớp lệnh lần lượt đạt 25,2 triệu đơn vị và 13,5 triệu đơn vị.
Cổ phiếu SHB bật tăng mạnh sau khi hãng tin Reuters dẫn nguồn tin thân cận cho biết, ngân hàng này đang trong cuộc đàm phán bán tới 20% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài với định giá ngân hàng có thể mức 2 - 2,2 tỷ USD. Một số nhà đầu tư từ Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiếp cận SHB trong thương vụ này. Thỏa thuận này dự kiến sẽ được hoàn tất trong năm nay hoặc đầu năm 2024 và cần được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Với LPB, cổ phiếu này cũng giao dịch đầy tích cực trong những phiên gần đây khi LPBank đang rục rịch triển khai kế hoạch trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu.
Ngoài những cổ phiếu trên, một số mã ngân hàng khác cũng có được mức tăng trên 1 % trong phiên hôm nay như MBB (1,2%), VPB (+1,5%), EIB (+1,5%), STB (+1,7%).
Đà hưng phấn của thị trường cũng kéo một số cổ phiếu ngân hàng như OCB, MSB và HDB chuyển sang sắc xanh vào cuối phiên sau phần lớn thời gian giao dịch dưới mức tham chiếu.
Liên quan đến các cổ phiếu này, HDBank (HDB) sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 20/7 để phát hành cổ phiếu trả cổ tức,với tỷ lệ 15%.
Mới đây, NHNN cũng đã cho phép OCB phát hành gần 685 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương với tỷ lệ 50%. Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng tăng từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, có 9 mã ngân hàng đóng cửa trong sắc đỏ với PGB giảm mạnh nhất (-5,7%). Ngoài PGB, các mã ngân hàng giảm giá còn lại chủ yếu nằm ở thị trường UpCom và HNX.
Về giao dịch của khối ngoại, nhóm này bất ngờ bán ròng mạnh tại cổ phiếu EIB của Eximbank với khối lượng rút ròng lên tới hơn 34 triệu đơn vị, tương đương hơn 690 tỷ đồng. Số cổ phiếu trên chủ yếu được giao dịch theo phương thức thỏa thuận.
Ngoài EIB, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng tại CTG (8,9 tỷ đồng) và OCB (7,6 tỷ đồng). Trong khi mua ròng mạnh tại VCB (157 tỷ đồng) và STB (30,7 tỷ đồng).
Nhịp sống Thị trường
- Chứng khoán rung lắc, liệu còn cơ hội nào cho cổ phiếu ngân hàng những tháng cuối năm?
- Những ngân hàng nào nắm giữ trái phiếu Novaland?
- Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng theo mô hình CAMEL
- "Dọn đường" đón nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, VPBank nới room ngoại lên 30%
- MSB gần tăng trần, khối ngoại gom mạnh TPB phiên 5/9