Các Bộ trưởng đã rất nỗ lực, nhưng tái cơ cấu kinh tế còn chậm
Đại biểu Quốc hội và cử tri đều nhận thấy rất rõ những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhà nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- 29-03-2016Bí thư Đinh La Thăng: 50 năm trước Lý Quang Diệu mơ được như Sài Gòn, nên không ai cấm Sài Gòn khát vọng trở lại vị trí số 1
- 29-03-2016Ông Đinh La Thăng: Nguy cơ phạt dự án đường sắt đô thị đang hiện hữu
- 27-03-2016Bí thư Đinh La Thăng: Xây dựng TP.HCM thành đặc khu kinh tế
- 27-03-2016Ông Đinh La Thăng: TP HCM phải giành lại vị trí số 1!
- 26-03-2016Bí thư Đinh La Thăng: “Các bộ nói phối hợp tốt, sao dân cứ phải ăn bẩn thì tốt gì?”
Đó là đánh giá của nhiều Đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về nhiệm kỳ công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) chia sẻ rằng Quốc hội còn nhớ rõ, bước đầu vào nhiệm kỳ Chính phủ và các thành viên Chính phủ còn gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo, điều hành với những nguy cơ bất ổn về kinh tế vĩ mô, nguồn thu suy giảm mạnh.
Thế nhưng, với sự ủng hộ cũng như sự tăng cường giám sát của Quốc hội sau kỳ lấy phiếu tín nhiệm lần đầu, Thủ tướng Chính phủ và nhiều đồng chí Bộ trưởng, thành viên Chính phủ đã có sự bứt phá ngoạn mục, nâng hạng tín nhiệm rất ấn tượng.
“Đáng ghi nhận là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng quyết liệt, miệng nói tay làm; Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình bình tĩnh, biết chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng kiên trì với đề án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ Nguyễn Quân khiêm nhường nhưng kiên trì tháo gỡ nút thắt khó khăn cho khoa học và công nghệ đã thành công” – Đại biểu Khánh nhìn nhận.
Không những vậy, các Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Đinh Tiến Dũng, Hoàng Tuấn Anh đã thể hiện vai trò, vị trí người đứng đầu và quyết liệt thay đổi, nhất là vấn đề kiểm soát lễ hội chống bạo lực. Bởi vậy mà Đại biểu Khánh cho rằng, cử tri hoan nghênh và cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Bộ trưởng thành viên Chính phủ đã thể hiện mạnh mẽ vai trò của mình trong nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt là năm cuối nhiệm kỳ.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) thì cho rằng có ba điểm nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua của Chính phủ, đó là kiên trì 3 mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, tăng trưởng hợp lý và giải quyết vấn đề an sinh xã hội; sự nỗ lực trong điều hành cũng như xây dựng của Chính phủ, trong xây dựng các Luật và Nghị định…; đặc biệt là đàm phán thành công các hiệp định song phương thế hệ mới…
Thế nhưng, thẳng thắn nhìn nhận Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm. Đó là nông nghiệp đang đứng trước khó khăn kép, về thị trường và điều kiện tự nhiên, thiên tai; phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng ta chậm ban hành; tình trạng doanh nghiệp trong nước suy yếu.
Ngoài ra, đó là những vấn đề về nợ công, lãng phí mà một phần nguyên nhân là dô Luật ngân sách nhà nước với cơ chế lồng ghép; việc thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương và sắp xếp lại bộ máy…
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm - TP Hồ Chí Minh thì đặc biệt quan tâm đến việc nhận thức về kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ rõ và còn khác nhau. Dẫn đến, việc xây dựng thể chế, chính sách nhiều mặt còn lúng túng thiếu nhất quán chưa thật phù hợp, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để phát huy, phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả.
“Tôi tự hỏi có lực cản nào trong Chính phủ hay do lợi ích nhóm chi phối.v.v...đã dẫn tới tình trạng đó và có hay không những vấn đề đủ rõ từ thực tiễn nhưng tư duy đổi mới chưa đủ mạnh mẽ, thiếu thống nhất trong nội bộ còn do lợi ích nhóm chi phối nên không đột phá trong đổi mới thể chế, nhất là tổ chức bộ máy nhà nước để đáp ứng yêu cầu phát triển” – Đại biểu Tâm đặt câu hỏi.
Do đó, vị đại biểu này bày tỏ mong muốn Chính phủ trong nhiệm kỳ mới, sẽ giải quyết thấu đáo vấn đề này. Đại biểu Khánh cũng kiến nghị Chính phủ cần quan tâm hơn đến vấn đề cải cách thể chế, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quản lý điều hành.