DN dệt may: “Khi đến hỏi thông tin ưu đãi FTA, mong đừng nhìn chúng tôi như kẻ ăn xin”
“Chúng tôi biết được sau này phải hỏi ai, nhưng mong muốn khi đến hỏi, đến xin, mong coi như một doanh nghiệp, một công dân chứ không phải kẻ ăn xin ở cơ quan”, một doanh nghiệp dệt may cho biết.
- 30-03-2016VN có thể thành trung tâm sản xuất dệt may thế giới
- 29-03-2016Bí quyết giúp dệt may Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu
- 24-03-2016Ngành dệt may, da giầy: Tận dụng cơ hội từ TPP, hướng tới sản xuất bền vững
- 13-08-2015Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ: DN da giày, dệt may Việt Nam bình thản
Tại hội thảo tận dụng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan trong các FTA cho doanh nghiệp dệt may, da dày Hà Nội mới đây, một doanh nghiệp dệt may lên tiếng sợ không tận dụng được các cơ hội ưu đãi bị thiếu thông tin.
Ông Nguyễn Duy Trường, Công ty dệt may Trường Thịnh nói: Các lãnh đạo đàm phán có hình dung hiện nay có 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ, để được ưu đãi chỉ những người đàm phán mới hiểu hết, tiếng việt còn chưa thạo nói gì tiếng Anh. Nghe trên tivi và các chuyên gia nói rất ưu đãi nhưng làm thế nào để đạt được. Tất cả các chương tìm ở đâu, mua ở đâu, cơ quan nào phát hành bằng tiếng Việt. Sau khi có tài liệu, các cơ quan ban hành có thực thi đúng như đã kí. Chúng tôi rất hy vọng nhưng thiếu thông tin, cần có hệ thống giải pháp đồng bộ để thực hiện những vấn đề theo ưu đãi.
Cái khó của doanh nghiệp đó chính là làm thủ tục để được hưởng ưu đãi. Theo ông Trường để ra một sản phẩm dệt may xuất khẩu phải trải qua hàng trăm công đoạn, mỗi công đoạn một chủ gia công, nếu truy xuất đến cùng nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm phải truy đến hàng trăm doanh nghiệp để xin chữ ký xác nhận. “Chúng tôi không đáp ứng được, nếu làm được thì giá trị sản phẩm bị đội lên rất nhiều, xuất đi thành không ưu đãi”, đại diện Công ty Dệt may Trường Thịnh giải bày.
Về vấn đề tìm hiểu thông tin, doanh nghiệp như ông Trường bày tỏ nguyện vọng: “Chúng tôi biết được sau này phải hỏi ai, nhưng mong muốn khi đến hỏi, đến xin, mong coi như một doanh nghiệp, một công dân chứ không phải kẻ ăn xin ở cơ quan”.
Ý kiến này được đông đảo doanh nghiệp tán thành bởi lâu nay việc bước chân đến cửa công quyền hỏi thủ tục, thông tin doanh nghiệp vốn gặp nhiều trở ngại.
Chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Các Hiệp định thương mại tự do theo chương trình và ngôn ngữ của họ, chúng tôi cũng vất vả trong tiếp cận, đàm phán, không muốn hiệp định phức tạp. Hiện khâu đang muốn làm nhiều là truyền tải thông tin đến, các doanh nghiệp sẽ được giải đáp thông tin đầy đủ.
Theo bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng xuất khẩu hàng hóa, Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương hiện nay Việt Nam cơ chế thực thi quy tắc xuất xứ đa dạng dần theo xu thế của thế giới, các quy tắc theo cam kết đa phương và cam kết song phương. Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu tài liệu ở Cục Xuất nhập khẩu với những hướng dẫn cụ thể về tận dụng quy tắc xuất xứ để được ưu đãi.
Mong muốn tăng kim ngạch xuất khẩu là quan trọng, nhưng quan trọng nhất đối với doanh nghiệp là tăng số lượng hàng hóa nhập khẩu hưởng ưu đãi từ TPP.
Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu da dày cho biết kim ngạch xuất khẩu ngày da giày năm 2015 đạt 18,48 tỷ đô la. “TPP có thị trường lớn nên chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề xuất xứ, các quy định quy tắc xuất xứ để đáp ứng các điều kiện hưởng ưu đãi. Chúng tôi muốn tăng kim ngạch vào Hoa Kỳ nhưng kim ngạch xuất khẩu chưa phải là quan trọng nhất mà quan trọng hơn cả là trong số tổng lượng hàng xuất đi có bao nhiêu % được hưởng ưu đãi từ TPP”, đại diện này cho hay.
Phân tích về các quy tắc xuất xứ, bà Bùi Kim Thùy, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, trong TPP cho phép vi phạm 10%, doanh nghiệp có quyền lựa chọn tỷ lệ vi phạm tính theo trọng lượng hay giá trị để có hưởng lợi nhất.
Quy tắc xuất xứ ngành dệt may trong TPP, ngành dệt may từ sợi trở đi, tuy nhiên sẽ có một số mã HS được quyền vi phạm bởi nguyên liệu nằm trong danh mục nguồn cung thiếu hụt, được phép nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu không nằm trong danh mục thiếu thì buộc phải có ở Việt Nam, quy định này chỉ áp dụng với vải.
Khẳng định tính quan trọng của việc tìm hiểu quy tắc xuất xứ, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó giám đốc Sở công thương cho rằng nội dung xuất xứ hàng hóa rất quan trọng đối với hàng dệt may, các doanh nghiệp dệt may cần tìm hiểu thông tin, tận dụng thời cơ, khắc phục hạn chế để có lợi nhất khi bước vào hội nhập cùng các FTA.
Người đồng hành