Gia nhập TPP, Việt Nam giống đứa trẻ nhà nghèo học trường quốc tế
Với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam có cơ hội thay đổi và buộc phải thay đổi, thay đổi ở cả tư duy của người làm chính sách và cộng đồng doanh nghiệp.
- 05-02-2016Các cam kết gia nhập TPP trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm
- 04-02-2016Gia nhập TPP, canh cánh nỗi lo cạnh tranh
- 26-12-2015Không gia nhập TPP, ô tô Thái Lan giảm cạnh tranh so với Việt Nam?
- 24-11-2015DN thực phẩm chức năng có nguy cơ mất thị phần khi gia nhập TPP
- 08-11-2015Hà Nội cần chuẩn bị để gia nhập TPP?
-
TS Nguyễn Đức Thành: NHNN đã 'chia lửa' với Chính phủ, giờ cần điều hành sao cho 'khéo' để lạm phát không trở lại
-
Mức tăng trưởng 6,7% cũng có thể đạt được nếu Chính phủ quyết tâm. Nhưng vấn đề là năm sau thì như thế nào? Cứ làm theo phương pháp cũ hay sao?
“Trường thực nghiệm” TPP
TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), đã có những chia sẻ về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia TPP. Điều khác biệt ở chỗ, những chia sẻ không mang tính kỹ thuật thuần túy, thay vào đó là tinh thần TPP.
So với WTO và các FTA Việt Nam đã tham gia, TPP có ảnh hưởng sâu rộng hơn cả bởi nó không chỉ liên quan đến các vấn đề thương mại. TS. Nguyễn Đức Thành ví von TPP như là một lớp học mà ở đó 12 quốc gia thành viên là 12 học sinh. Trong đó, có những học sinh giỏi, đẹp trai, cao to, con nhà giàu… nhưng cũng có cả học sinh lười học, học lực kém, con nhà nghèo…
Mỹ là quốc gia kiến tạo mô hình lớp học này và nếu mô hình này thành công, nó sẽ được nhân rộng ra thế giới để thay thế cho các mô hình “lớp học” trước đây luôn có sự phân biệt giàu – nghèo.
“TPP như một môi trường thực nghiệm, cũng bởi tính chất “thực nghiệm” mà một học sinh lười học, học kém, còi cọc, nhà nghèo như Việt Nam lại được…học trường quốc tế. Nhưng nếu cậu học sinh này không thay đổi thái độ học tập sẽ không đi đến đâu cả, việc “học trường quốc tế” đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức buộc phải vượt qua,” TS. Nguyễn Đức Thành nói.
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng Việt Nam đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để thay đổi chính mình, giờ là lúc cần thay đổi tư duy của người làm chính sách cũng như thay đổi tư duy của doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp cần có sự bảo hộ về luật pháp của Nhà nước, bản thân doanh nghiệp cũng phải từ bỏ tư duy phát triển manh mún.
Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Đức Thành đã công bố một phát hiện khá lý thú từ một cuộc khảo sát: những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán được điều hành bởi lãnh đạo là nữ giới thường có mức giá cổ phiếu tăng bền vững hơn, ít biến động hơn so với doanh nghiệp có lãnh đạo là nam giới. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng các doanh nhân nữ điều hành doanh nghiệp một cách thận trọng hơn, minh bạch hơn và liêm chính hơn so với với việc nhiều doanh nghiệp phát triển nhờ mối quan hệ.
TPP mở ra thị trường rộng lớn cho Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo áp lực buộc phải thay đổi về hành vi của doanh nghiệp và cơ quan quản lý. TPP không chỉ dừng lại ở quan hệ thương mại qua biên giới, nó còn liên quan đến sở hữu trí tuệ, quyền của người lao động, trách nhiệm với môi trường, TPP cũng áp đặt và khuyến khích doanh nghiệp hoạt động có đạo đức hơn.
Để không mang tiếng “ngồi nhầm lớp”
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng Việt Nam cũng rơi vào trạng thái giằng xé, đắn đo giữa lợi ích và rủi ro khi tham gia vào TPP, nhưng một khi đã tham gia, nếu không thay đổi chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Muốn cải cách, chúng ta phải tham gia cuộc chơi TPP, nhưng từ mong muốn đến hiện thực là cả một quá trình, mong đợi nhiều nhưng thực hiện không hề dễ.
“TPP sẽ tạo ra môi trường mới, nó sẽ trở nên tích cực theo hướng có thể doanh nghiệp phải trả giá đắt ban đầu nhưng về lâu dài họ sẽ được lợi bởi hội nhập góp phần tạo sự minh bạch. Tuy nhiên, ngay cả khi không hội nhập, doanh nghiệp cũng sẽ rất khó phát triển nếu không minh bạch”.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeAbank cho rằng, câu chuyện hội nhập luôn là mối quan tâm lớn của doanh nghiệp, tính minh bạch và liêm chính cũng được coi là giá trị cốt lõi và là tính căn bản để mở ra niềm tin với đối tác quốc tế trong bối cảnh hội nhập.
“Ngay cả không hội nhập, với một định chế tài chính có hơn 10.000 nhân viên như SeAbank, nếu không quản trị rủi ro tốt, không minh bạch trong hoạt động sẽ không thể đứng nổi dù chỉ một ngày. Đó chính là giá trị cốt lõi, là sự tín nhiệm của đối tác và cả xã hội. Việc nâng cao giá trị cốt lõi sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khi đã có đối tác tin cậy sẽ càng có cơ hội mở rộng kinh doanh với các đối tác khác, qua đó doanh nghiệp càng phát triển,” bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ.
Nếu doanh nghiệp không tạo dựng được chuẩn mực trong quản trị rủi ro đạo đức sẽ rất khó để thay đổi sau này. Đó là lý do nhiều doanh nghiệp chỉ dừng lại ở ngưỡng nhất định và không thể phát triển do thiếu minh bạch.
TaiChinhPlus