MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam có 1 loại củ phơi khô là dược liệu "trị bách bệnh" giúp bổ máu, dưỡng thận, hạ đường huyết

07-07-2024 - 01:23 AM | Sống

Việt Nam có 1 loại củ phơi khô là dược liệu "trị bách bệnh" giúp bổ máu, dưỡng thận, hạ đường huyết

Loại củ này được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền, trị bệnh liên quan đến thận, huyết.

Cây địa hoàng, hay sinh địa, nguyên sinh địa là loại cây phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, được sử dụng trong các bài thuốc bổ thận, bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, tiểu đường, mụn nhọt, mẩn ngứa…

Phần được sử dụng làm dược liệu chính của loại cây này là phần rễ củ. Khi thu hoạch chọn lấy củ to mập, vỏ màu vàng đem về rửa sạch sau đó phơi hoặc sấy khô. Địa hoàng được dùng nhiều ở các tỉnh đông bắc Trung Quốc, có bằng chứng cho thấy vị thuốc này đã xuất hiện hơn 2.000 năm.

photo-1720264387633

Cây địa hoàng

Theo Đông y, địa hoàng có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, uy vào các kinh tâm, can, thận. Bên cạnh công dụng bổ máu, địa hoàng còn được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh thận và tuyến tượng thận, bệnh viêm khớp dạng thấp, sốt, trị ho lâu ngày, mất ngủ, giảm đau… Dưới đây là những lợi ích sức khỏe cụ thể của loại cây này:

Hạ đường huyết

Địa hoàng chứa nhiều hoạt chất tự nhiên có tác dụng hạ đường huyết, thúc đẩy quá trình tiết insulin trong cơ thể, giúp cải thiện chức năng tuyến tụy và ngừa bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 có thể tham khảo bài thuốc gồm 30g địa hoàng; sinh hoàng kỳ, thạch hộc, mạch môn, mỗi vị 9g; huyền sâm 15g; sinh cam thảo 6g sắc uống ngày một thang, trước bữa ăn. Hoặc 40g địa hoàng, 20g hoàng kỳ, 40g sơn dược, 20g sơn thù và 12g tụy heo cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày.

photo-1720265613216

Bổ máu

Địa hoàng có tác dụng cầm máu, rút ngắn thời gian đông máu và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Rễ cây này chứa một lượng lớn sterol giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm mát máu, thông huyết mạch. Địa hoàng cũng được sử dụng chữa một số vấn đề liên quan đến kinh nguyệt ở phụ nữ.

Tham khảo bài thuốc bổ huyết, điều kinh gồm 16g địa hoàng, 10g đương quy, 10g bạch thược, 5g xuyên khung, cho vào ấm để sắc lấy nước uống 1 thang/ngày.

Ổn định huyết áp

Rễ địa hoàng khi dùng trong các bài thuốc trị bệnh cũng có thể hỗ trợ ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim và tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ các chất chống viêm.

photo-1720265924234

Tốt cho thận

Chiết xuất địa hoàng được dùng trong một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thận mãn tính, cải thiện tình trạng protein niệu - tình trạng có quá nhiều protein trong nước tiểu. Rễ địa hoàng có tính lợi tiểu, chống viêm. Nấu cháo địa hoàng bổ thận, bổ máu bằng cách lấy 2 bát địa hoàng thái lát mỏng, nửa bát gạo tẻ, nấu nhừ rồi thêm 1 bát mật ong.

Ngoài những công dụng kể trên, địa hoàng còn giúp bồi bổ phụ nữ sau sinh, trị đau mỏi lưng, táo bón, ho khan, đau đầu, thải độc tố…

Lưu ý khi sử dụng địa hoàng

Phần rễ của địa hoàng có tính hàn nên không thích hợp cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú, người có cơ địa dễ cảm lạnh hoặc gặp vấn đề tiêu hóa, bụng yếu, người bị viêm đại tràng.

Không nên lạm dụng địa hoàng, dùng liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, gây nôn… Việc sử dụng địa hoàng cần sự chỉ định của bác sĩ, không nên tùy ý dùng, nhất là trong trường hợp đang điều trị bệnh bằng loại thuốc khác.

1 loại cây lấy rễ khác cũng là "thần dược" hạ đường huyết

Rễ hoàng kỳ được ví như "anh em sinh đôi" của nhân sâm bởi về bề ngoài có nhiều điểm tương đồng và những lợi ích cho sức khỏe. Các bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc cũng thường kê rễ hoàng kỳ như một loại thảo mộc kiểm soát bệnh tiểu đường.

photo-1720264323705

Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã phân tích 13 nghiên cứu về tác dụng của hoàng kỳ đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kết quả cho thấy hoàng kỳ giúp làm giảm lượng đường cao trong máu nếu dùng hàng ngày.

Rễ hoàng kỳ còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch, đẩy lùi chứng xơ vữa động mạch, hỗ trợ sức khỏe thận và tăng cường hệ miễn dịch. Trong rễ cây hoàng kỳ chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút, chữa cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Kim Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên