MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" hạ đường huyết tự nhiên, kiểm soát huyết áp, bổ gan

08-06-2024 - 10:31 AM | Sống

Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" hạ đường huyết tự nhiên, kiểm soát huyết áp, bổ gan

Loại lá này chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe, được sử dụng trong nhiều bài thuốc ngừa tiểu đường, bệnh tim, thanh nhiệt làm mát gan.

Lá dâu tằm hay còn gọi là tang diệp là vị thuốc quý trong Đông y, không mùi, vị nhạt, ngọt đắng, tính mát vào hai kinh can, phế. Loại lá này có khả năng trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng, mắt đỏ, mắt mờ, thanh lọc và làm mát gan…

Lá dâu tằm nấu canh hoặc hãm lấy nước được sử dụng để ổn định huyết áp, nhịp tim, đường huyết, làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ ở nhóm người tăng huyết áp và biến chứng ở người tiểu đường.

photo-1717816527569

Theo y học hiện đại lá dâu tằm có nhiều hợp chất thực vật mạnh mẽ như chất chống oxy hóa polyphenol, vitamin C, kẽm, canxi, sắt. Cách sử dụng phổ biến nhất của sắc lấy nước uống, mỗi lần từ 6 -12g lá phơi khô hoặc tiện lợi hơn là sử dụng trà lá dâu tằm. Một số lợi ích của lá dâu tằm đã được khoa học chứng minh:

Hạ đường huyết

Lá dâu tằm chứa một số hợp chất như DNJ (1-deoxynojirimycin), có thể ngăn ngừa tiểu đường, ngăn cản sự hấp thụ carbs trong ruột và giảm lượng đường trong máu. Chiết xuất lá dâu tằm được sử dụng trong một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy lượng đường trong máu sau bữa ăn của họ đã giảm đi đáng kể.

Kiểm soát huyết áp, hạ cholesterol

Một số nghiên cứu cho thấy lá dâu tằm có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol và kiểm soát huyết áp, giảm viêm và tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ

Tốt cho não và mắt

Lá dâu tằm giàu magie cần thiết cho hoạt động thần kinh, duy trì cơ bắp và sức khỏe tim mạch. Vitamin B12 trong lá dâu cũng bảo vệ hệ thần kinh và sức khỏe mắt, phòng ngừa các bệnh viêm dây thần kinh, viêm giác mạc cũng như tốt cho đường tiêu hóa.

Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là

Có thể ngừa một số loại ung thư

Lá dâu tằm có nhiều hợp chất chống viêm, bao gồm cả chất chống oxy hóa flavonoid, chống lại chứng viêm và stress oxy hóa, những yếu tố liên quan đến bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng tìm ra mối liên hệ giữa lá dâu tằm và việc chống lại tế bào ung thư tử cung, ung thư gan.

Ngoài việc dùng để pha trà, loại lá này còn có thể đun nước ngâm chân rất tốt, giúp thư giãn cơ bắp và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đặc biệt ở người cao tuổi.

photo-1717816585496

 Lưu ý những người mắc tiểu đường và đang sử dụng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước/trà lá dâu tằm. Không nên sử dụng quá liều lượng, uống liên tục trong thời gian quá dài để tránh tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đầy hơi.

2 loại lá khác giúp hạ đường huyết

Lá nguyệt quế

Một nghiên cứu được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ cũng chỉ ra rằng lá nguyệt quế có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Điều này là nhờ lá nguyệt quế có chứa polyphenol, chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất này có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.

Trà lá nguyệt quế là loại nước có thể thưởng thức mỗi sáng để kiểm soát đường huyết, đồng thời giúp tinh thần minh mẫn, tăng cường hệ miễn dịch. Để pha trà cần đun sôi 3 lá nguyệt quế và bột quế, thêm chanh hoặc mật ong tuỳ thích.

photo-1717816627606

 Lá sa kê

Lá sa kê chứa hoạt chất quercetin, camphorol có khả năng bảo vệ tuyến tụy khỏi những tổn thương, kiểm soát đường huyết. Loại lá này chứa chất chống oxy hoá flavonoid có khả năng ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm, stress oxy hoá gây ra tiểu đường.

Ngoài ra, lá sa kê còn giúp kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, góp phần ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Trong các bài thuốc Đông Y trị tiểu đường, lá sa kê thường kết hợp với trái đậu bắp và lá ổi non, đem sắc nước uống hàng ngày.

Kim Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên