MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam đang dần đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Việt Nam đang dần đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh minh họa.

Việt Nam đang dần đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh minh họa.

Tờ Nikkei nhận định Việt Nam đang dần đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể trở thành nơi sản xuất chính chất bán dẫn, sản phẩm công nghệ cao.

Việt Nam đang dần đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay được dự báo thấp hơn mục tiêu đề ra, song dư địa để cải thiện vẫn còn rất lớn. Theo đánh giá của các thể chế tài chính, Việt Nam có thể cải thiện tốc độ và chất lượng tăng trưởng thông qua thúc đẩy khai các dự án đầu tư công.

Báo cáo "Điểm lại: Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam " tháng 3/2023 của Ngân hàng Thế giới nhận định: GDP Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,3% trong năm nay do các khó khăn từ bên ngoài và cả bên trong, tuy nhiên tăng trưởng GDP sẽ cải thiện trong các năm tiếp theo.

Bà Dorsati Madani - Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới nhận định: "Áp lực lạm phát tại Mỹ và châu Âu vẫn chưa dừng lại. Chính sách tiền tệ các nước vẫn tiếp tục thắt chặt, gây áp lực lên tỷ giá và lạm phát, đòi hỏi chính sách tiền tệ linh hoạt, được phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa. Việt Nam còn dư địa để triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng như triển khai Chương trình Hỗ trợ Kinh tế - chiếm khoảng 1,6% GDP, thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn".

Tờ Liên Hợp buổi sáng cho biết, kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng nhờ vào cơ cấu nền kinh tế ngày càng cân bằng hơn và công cuộc đổi mới - cải cách.

Tờ Nikkei nhận định Việt Nam đang dần đóng vai trò chủ chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể trở thành nơi sản xuất chính chất bán dẫn, sản phẩm công nghệ cao. Theo một khảo sát năm 2022 của Nhật Bản, Việt Nam xếp hạng thứ 4 toàn cầu về địa điểm hứa hẹn nhất để mở rộng kinh doanh.

"Rất nhiều lĩnh vực sản xuất truyền thống, hàng may mặc, đồ nội thất, giày dép, nơi có tình trạng dư thừa trên toàn cầu so với nhu cầu, chúng tôi thấy đang gặp khó khăn. Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy nhiều khoản đầu tư liên tục ở Việt Nam. Chúng tôi đang chứng kiến rất nhiều lĩnh vực dịch vụ chuyển dịch sang Việt Nam. Việt Nam là quốc gia an toàn về kinh tế, chính trị, có nhiều thuận lợi mà các quốc gia khác không có. Điều này sẽ mang lại các lợi thế trung hạn cho Việt Nam và chúng ta sẽ tiếp tục thấy sự tăng trưởng của đất nước trong thời gian tới", ông Matthew Lourey - Giám đốc điều hành Acclime Việt Nam đánh giá.

Tờ Wallstreet Online của Đức cũng đánh giá không có quốc gia nào có quy mô tương đương lại giành được thành tựu lớn về kinh tế như Việt Nam kể từ năm 1995. Bài báo nhận định, nếu tiếp tục con đường "Đổi mới", Việt Nam có cơ hội tốt để trở thành một trong những quốc gia mạnh về kinh tế trên thế giới.

Theo Ban thời sự

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên