MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vũ Hán và bài học đối với những ổ dịch lớn: Cuộc sống khó có thể trở lại bình thường sau khi hết phong toả, đại dịch trở thành nỗi ám ảnh kéo dài

13-04-2020 - 15:28 PM | Tài chính quốc tế

Tại Vũ Hán, số người nhiễm bệnh và tử vong đã chạm tới con số hàng trăm nghìn người, điều này có thể khiến những người còn lại chịu sự ám ảnh kéo dài đến hàng thập kỷ. Ngay cả khi đã mở cửa, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với sự u tối ở phía trước, hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng trì trệ.

Thứ Tư tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã chính thức dỡ bỏ lệnh phong toả cho Vũ Hán - ổ dịch nCoV đầu tiên của thế giới. Tuy nhiên, thành phố được mở cửa trở lại sau 10 lần lại là một nơi hứng chịu sự tàn phá nặng nề. Hơn nữa, sự hồi phục của Vũ Hán sẽ trở thành một bài học được cả thế giới chú ý tới về cách người dân vượt qua nỗi đau do đại dịch gây ra.

Số người nhiễm bệnh và tử vong ở Vũ Hán đã chạm tới con số hàng trăm nghìn người, điều này có thể khiến những người còn lại chịu sự ám ảnh kéo dài đến hàng thập kỷ. Ngay cả khi đã mở cửa, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với sự u tối ở phía trước, hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng trì trệ. Chính quyền các thành phố sẽ kiểm soát việc di chuyển của người dân cực kỳ gắt gao – một điều có thể sẽ không bao giờ trở lại bình thường. 

Nhiều nước ở châu Âu, Ấn Độ, Mỹ và các quốc gia khác đã phải đóng cửa doanh nghiệp, hầu hết người dân đều ở nhà khiến nền kinh tế tê liệt, hàng triệu người mất việc. Toàn bộ những biện pháp khiến các quốc gia phải chịu sự đánh đổi như vậy – về thị trường việc làm, thu nhập sụt giảm và cuộc sống bị gián đoạn, có thể đã được thực hiện đầu tiên ở Vũ Hán. 

Sau Covid-19, Vũ Hán không còn là một thành phố như trước.

Tại Vũ Hán, sau khi lệnh hạn chế được dỡ bỏ, rất nhiều ô tô đã xuất hiện ở "cửa ngõ" của thành phố này. Hiện tại, người dân có thể rời khỏi nhà sau khi được đánh giá bởi một ứng dụng do chính phủ phê chuẩn – dựa trên địa chỉ nhà, lịch sử đi lại và y tế, để xác nhận họ có nguy cơ lây nhiễm hay không. Tuy nhiên, trong thành phố, các quy định nghiêm ngặt đối với người dân và doanh nghiệp vẫn được thực hiện, nhằm ngăn chặn virus bùng phát trở lại. Giới chức tiếp tục kêu gọi người dân ở nhà nhiều nhất có thể, trường học vẫn đóng cửa.

Nhiều người dân được thông báo không cần thiết phải tự cách ly hay báo cáo về việc họ rời khỏi thành phố. Dẫu vậy, nỗi ám ảnh về cách chết và cận kề cái chết đã để lại những tổn thương về tâm lý đối với người dân Vũ Hán.

Yan Hui– một nhân viên bán hàng 50 tuổi và đã hồi phục sau khi nhiễm virus corona, chia sẻ: "Người dân Vũ Hán đã trực tiếp đối mặt với dịch bệnh. Bạn bè của họ nhiễm bệnh. Bạn bè họ và bạn bè của những người thân đã qua đời, ngay trước mắt họ. Họ đã rời bỏ chúng tôi. Chúng tôi hiểu sâu sắc về dịch bệnh hơn những người ở thành phố khác."

Vũ Hán và bài học đối với những ổ dịch lớn: Cuộc sống khó có thể trở lại bình thường sau khi hết phong toả, đại dịch trở thành nỗi ám ảnh kéo dài - Ảnh 1.

Những ngày gần đây, nhiều cửa hàng đã hoạt động trở lại, các chủ cửa hàng xếp đồ ở phía trước quầy để khách hàng dễ dàng mua rau, rượu, thuốc lá và những hàng hoá khác mà không phải vào bên trong. Tại những công viên dọc sông Dương Tử, ngày càng nhiều gia đình ra ngoài đón ánh nắng mặt trời và hít thở không khí trong lành.

Những người lớn tuổi bắt đầu tụ tập thành nhóm nhỏ để trò chuyện, hoặc chơi cờ. Trẻ em chỉ ra ngoài khi có sự giám sát của phụ huynh. Xe buýt và tàu điện ngầm đã khởi động trở lại, dù có rất ít hành khách.

Bên ngoài các khu chung cư, một "núi" các loại hộp các tông được xếp chồng lên nhau sau một thời gian dài người dân chỉ mua sắm trực tuyến. Nhiều người dân hiện đang chi tiêu trở lại. Theo JD.com, họ đang chuyển từ việc mua nhu yếu phẩm hàng ngày và thiết bị tập thể dục tại nhà sang quần áo, mỹ phẩm và đồ đi du lịch. Các công ty ở Vũ Hán cũng cẩn trọng kêu gọi nhân viên trở lại làm việc.

Các doanh nghiệp "cắn răng chịu đựng" để mở cửa trở lại 

Hu Yabo, phó thị trưởng thành phố, mới đây cho biết trong một cuộc họp báo, trên khắp Vũ Hán, gần 94% doanh nghiệp – gần 11.000 trong tổng số, đã hoạt động trở lại. Đối với các doanh nghiệp lớn, thì tỷ lệ này là hơn 97%. Tuy nhiên, hiện tại vẫn không rõ công suất hoạt động của họ ở mức nào. Theo Dang Zhen, một quan chức thành phố khác, các công ty công nghiệp ở Vũ Hán hiện chỉ có 60% nhân sự đang làm việc và lượng tiêu thụ điện thấp hơn 1/5 so với cùng thời điểm năm ngoái.

Ôn Hu nói thêm rằng liên doanh địa phương của Honda đã hoạt động trở lại với toàn bộ công suất. Huawei cũng thông báo trên mạng xã hội rằng các nhân viên tại cơ sở nghiên cứu ở Vũ Hán đang rất muốn quay lại làm việc, mang lại một làn sóng tích cực trong thời điểm nay.

Dẫu vậy, sự ảm đạm đối với nền kinh tế địa phương vẫn đang bao trùm. Phần lớn khu vực nhà máy của Trung Quốc đang gặp khó khăn khi đại dịch khiến nhu cầu xuất khẩu ra nước ngoài sụt giảm. Khi các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu đối với các thiết bị và văn phòng thì sự tác động sẽ lan rộng đến phần còn lại của nền kinh tế.

Theo thống kê của chính phủ, trong suốt tháng 2, khi dịch bệnh đạt đỉnh ở Trung Quốc, Vũ Hán không ghi nhận một thoả thuận bất động sản nhà ở nào, kể cả những khu đất mới cho tới những khu đã hoàn thiện.

Helen Ding– 47 tuổi, làm việc tại một công ty thiết kế kiến trúc trong thành phố. Dù các dự án hiện tại của công ty rất lớn và khó có thể huỷ bỏ, nhưng các sếp của chị vẫn lo ngại về việc kinh doanh và khách hàng trong tương lai. Ding chia sẻ: "Cả thế giới đang trong tình trạng tồi tệ và trong tương lai sẽ không ai có đủ niềm tin."

Vũ Hán và bài học đối với những ổ dịch lớn: Cuộc sống khó có thể trở lại bình thường sau khi hết phong toả, đại dịch trở thành nỗi ám ảnh kéo dài - Ảnh 2.

Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ, việc mất lợi nhuận có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn nữa. Thiếu tiền mặt, các công ty đã sai thải nhân viên có thể không thể ngay lập tức tuyển dụng lại. Một số khách thì lo ngại về lượng hàng tồn kho chưa được bán ra, chi phí bảo trì thiết bị và khó khăn với hải quan khi đại dịch gây ra sự xáo trộn trong môi trường thương mại trên toàn thế giới.

Trong tháng này, một nhóm các nhà hàng ở Vũ Hán đã viết một lá thư gửi lên chính quyền thành phố, kêu gọi giảm tiền thuê nhà, trợ cấp đi vay và hỗ trợ tiền lương. Họ cho biết, dịch bệnh đã trở thành một thảm hoạ đối với ngành này.

Ở đỉnh điểm của dịch bệnh, Liu Dongzhou đã nghĩ đến việc từ bỏ công ty sản xuất chả cá, gà xé và thực phẩm đông lạnh của mình. Hiện tại, ông hy vọng có thể mở cửa trở lại vào tuần tới, nhưng có thể phải sa thải 1/5 trong số 80 nhân viên. Ông Liu biết rằng chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, nhưng không chắc rằng mình sẽ nhận được trong thời gian sớm.

Ngay cả khi chính quyền cho phép người dân rời Vũ Hán, Liu cho biết khu phố nơi ông ở gần đây đã thắt chặt lệnh hạn chế đối với việc di chuyển của người dân, do đó việc thành phố được dở bỏ lệnh phong toả không phải là điều đáng nhớ. Ông chia sẻ: "Đối với một người bình thường, lệnh phong toả được dỡ bỏ hay không thì cũng không có gì khác biệt."

Quay trở lại với Yan – nhân viên bán hàng tại chi nhánh Vũ Hán của General Electric. Chị chia sẻ, các lãnh đạo công ty đã rất thận trọng khi cho phép nhiều nhân viên quay trở lại hoạt động, họ lo ngại rằng điều này có thể khiến dịch bệnh bùng phát. Chị cho hay: "Họ phải 'cắn răng chịu đựng và thực hiện. Suy cho cùng, thì GE vẫn là một công ty lớn." 

Tham khảo New York Times

Vũ Hán và bài học đối với những ổ dịch lớn: Cuộc sống khó có thể trở lại bình thường sau khi hết phong toả, đại dịch trở thành nỗi ám ảnh kéo dài - Ảnh 5.

Lục Lam

Trở lên trên