Vụ người Việt có tên trong “Hồ sơ Panama”: Phải xác minh thế nào?
Theo luật sư Trần Đức Hoàng (Luật sư thành viên The EZLAW Firm) trong vụ “hồ sơ Panama” cần phân biệt rõ trường hợp trốn thuế và tránh thuế
- 13-05-2016Hồ sơ Panama: 8 phát ngôn của người trong, ngoài cuộc
- 12-05-2016Quân bài chiến lược offshore trong hồ sơ Panama
- 12-05-2016Góc nhìn: “Hồ sơ Panama”, thông minh và đạo đức
Bởi vậy, việc chứng minh các doanh nhân Việt có tên trong “hồ sơ Panama” trốn thuế thì các cơ quan chức năng cũng phải nắm được những hồ sơ, chứng cứ cụ thể tại đất nước mà công ty nước ngoài đã được thành lập. Việc này cũng rất khó khăn, khi luật pháp các nước xem trọng việc bảo mật các thông tin doanh nghiệp.
Việc lách thuế được nhiều chuyên gia nhìn nhận là hoàn toàn bình thường. Vậy trong trường hợp nào việc lách thuế được coi là bất hợp pháp (nếu có), cơ quan chức năng cần làm gì?
- Tôi nêu ví dụ một doanh nghiệp X ở TPHCM nhập khẩu một món hàng từ Châu Âu với giá 10 đồng và bán với giá 100 đồng, mức lợi nhuận sẽ là 90 đồng. Tuy nhiên mức lợi nhuận này sẽ phải đóng thuế, khoảng 22%. Nhưng nếu sử dụng offshore (Cty tại nước ngoài tại vùng lãnh thổ miễn thuế), với một Cty Y ở British Virgin Islands (thuộc nước Anh), Cty Y sẽ mua món hàng này với giá 10 đồng, sau đó bán lại cho doanh nghiệp X ở TPHCM với giá 100 đồng. Doanh nghiệp X bán món hàng với giá 100 đồng, hoà vốn và không phải đóng thuế. Trong khi đó, Cty Y ở nước ngoài cũng không phải đóng thuế nhờ chính sách đặc thù.
Ở đây, chúng ta cần phải phân biệt ra khái niệm của hai hình thức: Trốn thuế và tránh thuế. Trốn thuế là hành vi bất hợp pháp khi một cá nhân, doanh nghiệp không kê khai nộp vào ngân sách nhà nước, hoặc kê khai ít hơn so với số thuế đã thu. Tránh thuế là những phương pháp kỹ thuật giảm thiểu mức thuế phải nộp mà không được coi là bất hợp pháp. Đầu tư là một trong những phương pháp tránh thuế mà các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất.
Như tôi đã nói ở trên, tránh thuế không được coi là hành vi bất hợp pháp, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các kỹ thuật lách thuế, doanh nghiệp và cá nhân có thể vô tình hoặc cố tình bỏ qua những thủ tục xin phép, thông báo cần thiết vì vậy được coi là không đúng luật.
Trong trường hợp các cơ quan chức năng Việt Nam như Tổng cục Thuế, Vụ Chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) yêu cầu kiểm tra thì những doanh nhân này cần phải làm gì để chứng minh cá nhân hoặc doanh nghiệp không trốn thuế, rửa tiền?
- Tôi cho rằng việc có tên trong “hồ sơ Panama” là bình thường. Việc sử dụng công ty offshore, onshore là những kỹ thuật hợp pháp đã được công nhận hàng trăm năm nay trên khắp thế giới, và cả tại Việt Nam. Xét về lý thuyết pháp luật, doanh nghiệp không cần phải làm gì để chứng minh mình vô tội, mà nhiệm vụ của các cơ quan chức năng nhà nước là chứng minh họ đã thực hiện các hành vi bất hợp pháp.
Để chứng minh được họ đã thực hiện các hành vi bất hợp pháp như rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp, hay mở Cty tại nước ngoài mà không có giấy phép thì các cơ quan chức năng cũng phải nắm được những hồ sơ, chứng cứ cụ thể tại đất nước mà Cty nước ngoài đã được thành lập. Việc này là khá khó khăn, đặc biệt là khi có nhiều quốc gia có luật pháp bảo vệ thông tin chủ sở hữu của các công ty tại nước họ rất tốt.
- Cảm ơn luật sư về cuộc trao đổi.
Lao động
- Lần tìm những “cái bóng” trong “Hồ sơ Panama”
- PGS. TS Lê Xuân Trường: 'Doanh nghiệp Việt có tên trong hồ sơ Panama là một tín hiệu đáng mừng!'
- "Hai người Ireland và bánh kẹp Hà Lan" - chiến thuật kinh điển sử dụng thiên đường thuế của Google, Apple
- Đại biểu Quốc hội: Làm rõ đồng tiền “sạch”, “bẩn” ra sao
- Nguồn vốn khủng từ các “thiên đường thuế” vào Việt Nam: Có gì bất thường?