Xuất hiện giao dịch đáng ngờ, tài khoản ngân hàng sẽ bị khoá?
Khi hệ thống nhận thấy tài khoản của bạn có giao dịch đáng ngờ mà không phải do bạn thực hiện thì sẽ thực hiện lệnh khoá tài khoản lập tức.
Tài khoản ngân hàng bị khóa trong trường hợp nào?
Tài khoản ngân hàng bị khóa khiến người dùng gặp nhiều vấn đề bất cập trong thực hiện giao dịch. Một số lý do khiến tài khoản ngân hàng bị khóa bao gồm:
Ngân hàng nghi ngờ tài khoản của bạn bị người khác xâm phạm: Mỗi người khi sử dụng tài khoản ngân hàng đều được bảo mật kỹ để đảm bảo an toàn cho các giao dịch tài chính. Khi hệ thống nhận thấy tài khoản của bạn có giao dịch đáng ngờ mà không phải do bạn thực hiện thì sẽ thực hiện lệnh khóa tài khoản lập tức.
Tài khoản ngân hàng lâu ngày không được sử dụng: Trong thời hạn từ 1 năm trở lên (khoảng thời gian phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng) tài khoản ngân hàng không phát sinh thêm giao dịch mới thì sẽ tự động khoá.
Tài khoản ngân hàng thực hiện giao dịch phi pháp: Khi phát hiện tài khoản của bạn có thực hiện giao dịch phi pháp, ngân hàng sẽ lập tức khóa ngay. Trong trường hợp này, nếu muốn mở lại tài khoản bạn cần trực tiếp giải trình để làm rõ vấn đề.
Một số lý do khác khiến tài khoản ngân hàng bị khóa đó là do khách hàng nhập sai mật khẩu quá 5 lần. Điều này nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho tài khoản của khách hàng, hệ thống sẽ tự động khóa tài khoản. Bởi, hệ thống không phân biệt được việc nhập sai mật khẩu là vô ý hay có người lạ cố đăng nhập vào tài khoản.
Trường hợp khác đó là tài khoản ngân hàng không đảm bảo số dư tối thiểu duy trì tài khoản. Theo quy định của một vài ngân hàng, số dư tài khoản phải được duy trì ở con số tối thiểu nhất định. Nếu không đáp ứng được quy định này trong thời gian dài, tài khoản Internet Banking sẽ tự động bị khóa.
Cách xử lý khi tài khoản ngân hàng bị khóa chỉ vài bước đơn giản.
Khi số tài khoản ngân hàng bị khoá, việc đầu tiên bạn cần làm là liên hệ với ngân hàng đã mở tài khoản ngân hàng đó bằng cách gọi đến tổng đài hoặc ra phòng giao dịch trực tiếp.
Tiếp đến, bạn phải xác thực danh tính và cung cấp các thông tin theo yêu cầu. Theo quy định của hầu hết các ngân hàng, bạn phải mang theo giấy tờ tùy thân (là CMND/ CCCD) đến trụ sở ngân hàng gần nhất để xác thực danh tính và cung cấp các thông tin mà ngân hàng yêu cầu để mở lại số tài khoản ngân hàng.
Theo yêu cầu của ngân hàng, bạn phải tự đến làm thủ tục, để xác minh thông tin, thực hiện lại chữ ký mẫu, khai báo số dư thời điểm hiện tại, hoàn thiện biểu mẫu, giám sát tiến trình xử lý và bổ sung thông tin nếu được yêu cầu.
Sau khi hoàn thành quy trình mở khóa tài khoản mà ngân hàng yêu cầu, nhân viên ngân hàng sẽ đối chiếu thông tin của bạn. Nếu thông tin chính xác thì tài khoản sẽ được mở và hoạt động bình thường. Trường hợp số tài khoản ngân hàng bị khóa có liên quan đến các vấn đề pháp lý, bạn cần hoàn thiện yêu cầu các thủ tục pháp lý.
Quá trình mở khóa ngân hàng có thể không giống nhau tùy vào từng ngân hàng và từng trường hợp cụ thể. Thông thường, chỉ tầm 30 phút là tài khoản của bạn được mở lại hoạt động bình thường.
Nếu tài khoản ngân hàng bị khóa có nhận được tiền chuyển đến
Nếu tài khoản ngân hàng bị khóa mà có người khác chuyển tiền vào thì việc chủ sở hữu có nhận được tiền hay không còn phụ thuộc vào từng dạng khóa tài khoản.
Theo đó, nếu tài khoản ngân hàng chỉ bị khóa một chiều (chiều chuyển đi) thì tài khoản ngân hàng đó vẫn nhận được tiền người khác chuyển đến như bình thường.
Nếu tài khoản ngân hàng bị khóa 2 chiều thì tài khoản ngân hàng đó sẽ không nhận được tiền của bất kỳ ai chuyển đến.
An ninh Tiền tệ
Sự kiện: Xài đi ngại chi
Xem tất cả >>- Người dùng thẻ tín dụng nên thực hiện ngay điều này, tránh lộ thông tin thẻ dẫn tới mất tiền
- Người dùng ngân hàng chú ý: Xuất hiện loạt rủi ro mất tiền trong thẻ, chỉ mở thanh toán trực tuyến khi có nhu cầu và tắt ngay khi hoàn tất giao dịch
- Bay khắp thế giới với bộ đôi đặc quyền từ thẻ tín dụng VIB
- Từ 1/10, mở thẻ ngân hàng buộc phải xác thực sinh trắc học
- Có nên "mạnh tay" vay ngân hàng 2 tỷ đồng để mua nhà thời điểm này?