MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xuất khẩu tăng hơn 400%, Nhật Bản bất ngờ mạnh tay săn lùng mặt hàng này của Việt Nam - Một động thái của Trung Quốc khiến nguồn cung toàn cầu chao đảo

01-09-2024 - 09:15 AM | Thị trường

Hàn Quốc, Philippines cũng đều đang tăng cường thu mua mặt hàng này của Việt Nam.

Xuất khẩu tăng hơn 400%, Nhật Bản bất ngờ mạnh tay săn lùng mặt hàng này của Việt Nam - Một động thái của Trung Quốc khiến nguồn cung toàn cầu chao đảo- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trung Quốc đã cấm xuất khẩu mặt hàng ure vào cuối năm 2023 khiến nguồn cung của thế giới chao đảo. Gần đây nhất vào năm 2020, Trung Quốc là nước xuất khẩu phân bón lớn thứ hai thế giới sau Nga.

Nhưng giá cả tăng cao, đặc biệt là sau xung đột ở Ukraine, đã buộc Bắc Kinh phải hạn chế xuất khẩu, điều mà họ định kỳ nới lỏng và thắt chặt tùy theo hoàn cảnh. Sự gián đoạn xuất khẩu của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia châu Á tìm đến Việt Nam để mua hàng, trong đó có Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7 nước ta xuất khẩu hơn 132.000 tấn phân bón với trị giá đạt hơn 58 triệu USD, giảm 23,6% về khối lượng, giảm 8,5% kim ngạch so với tháng trước đó.

Lũy kế trong 7 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,03 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 420,32 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu tăng hơn 400%, Nhật Bản bất ngờ mạnh tay săn lùng mặt hàng này của Việt Nam - Một động thái của Trung Quốc khiến nguồn cung toàn cầu chao đảo- Ảnh 2.

Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm 30,8% trong tổng khối lượng và 31,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước với hơn 318 nghìn tấn, tương đương 132 triệu USD.

Đáng chú ý, Nhật Bản đang nổi lên là khách hàng tăng nhập khẩu mạnh nhất phân bón của Việt Nam với 18.895 tấn trong 7 tháng đầu năm, trị giá đạt hơn 8,2 triệu USD, tăng 413% về lượng và tăng 389% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vậy nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, gần 2% trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, xếp vị trí thứ 8 trong số các thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu tăng hơn 400%, Nhật Bản bất ngờ mạnh tay săn lùng mặt hàng này của Việt Nam - Một động thái của Trung Quốc khiến nguồn cung toàn cầu chao đảo- Ảnh 3.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 436 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, Philippines và Hàn Quốc lần lượt là 2 thị trường có mức tăng trưởng mạnh đến 3 chữ số với lần lượt 144% và 136%.

Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu đối với tất cả các loại phân bón sử dụng trong nước. Quốc gia này nhập khẩu 90% phân lân từ Trung Quốc - một trong những nước sản xuất hàng đầu trên thế giới.

Nhưng từ tháng 10/2021 Chính phủ Trung Quốc đã liên tục hạn chế xuất khẩu phân bón để bảo đảm nguồn cung cho thị trường trong nước. Do nguồn cung phân lân trên thế giới phân bố không đồng đều, Nhật Bản rất khó tìm được các nguồn cung thay thế. Tiêu thụ phân lân trên thị trường nội địa của Nhật Bản hiện ở mức khoảng 300.000 tấn/năm.

Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch trợ cấp cho các địa phương để xây dựng một số nhà máy chiết xuất phân lân từ bùn nước thải. Tuy sản xuất phân lân quy mô lớn từ nguồn nguyên liệu như vậy rất khó khăn nhưng Chính phủ Nhật Bản đang xem xét nghiêm túc phương án này.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, dự kiến thị trường phân ure thế giới sẽ sôi động hơn từ nửa cuối năm nay khi các nhà tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và châu Âu đồng loạt quay trở lại đấu thầu.

Hiệp hội Phân bón Quốc tế (IFA) hiện dự báo tiêu thụ phân bón trên toàn cầu năm nay sẽ tăng 4% so với năm 2023, đạt 192,5 triệu tấn. Các yếu tố như bất ổn địa chính trị và điều kiện thời tiết cực đoan khiến giá các mặt hàng nông sản chủ chốt, gồm gạo, lúa mì, ngô hiện vẫn neo cao so với mức trung bình 10 năm trở lại đây.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên