MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ý kiến trái chiều của các chuyên gia quốc tế về tương lai kinh tế Việt Nam hậu Covid-19

Trong khi bà Sian Fenner, Chuyên gia kinh tế châu Á tại Oxford Economics cho rằng Việt Nam sẽ không rơi vào suy thoái nhờ các xu hướng tích cực tiền Covid-19, thì ông Gareth Leather, Chuyên gia kinh tế cao cấp châu Á tại Capital Economics lại cho rằng "điều tồi tệ nhất có lẽ vẫn chưa đến".

" Việt Nam có thể ngăn chặn suy thoái kinh tế trong năm nay, khi nước này trở lại làm việc và học sinh đi học lại sau các biện pháp ngăn chặn coronavirus sớm", Sian Fenner, Chuyên gia kinh tế châu Á tại Oxford Economics nói với CNBC hôm thứ 4/5.

Bà Sian nhận định: "Việt Nam sẽ không tránh khỏi sự suy giảm của nhu cầu toàn cầu bên ngoài ... Nhưng chúng tôi không cho rằng kinh tế sẽ rơi vào suy thoái hoặc thu hẹp".

Chính các biện pháp hạn chế biên giới sớm và các biện pháp giãn cách xã hội đã giúp Việt Nam tránh được một làn sóng lây lan lớn.

Ý kiến trái chiều của các chuyên gia quốc tế về tương lai kinh tế Việt Nam hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc chuyển hướng chuỗi cung ứng do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và bà Fenner cho biết xu hướng này sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của Việt Nam. Ý kiến ​​của bà Fenner được đưa ra sau khi Việt Nam bắt đầu cho phép nhiều hoạt động kinh doanh tiếp tục hoạt động từ cuối tháng 4.

Vào thứ Hai, hàng triệu học sinh đã trở lại trường học sau 3 tháng ở nhà. Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á giảm bớt giãn cách xã hội. Việt Nam đã đóng cửa các trường học vào đầu tháng 2 khi các trường hợp dương tính đầu tiên được phát hiện.

Mặc dù có chung đường biên giới với Trung Quốc - nơi coronavirus xuất hiện lần đầu tiên, Việt Nam đã báo cáo chỉ 271 trường hợp nhiễm và không có ca tử vong nào. Việt Nam đã không báo cáo bất kỳ trường hợp dương tính mới nào trong gần ba tuần.

Ý kiến trái chiều của các chuyên gia quốc tế về tương lai kinh tế Việt Nam hậu Covid-19 - Ảnh 2.

CNBC

Thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn virus được cho là do các biện pháp quyết định mà Việt Nam đã sớm thực hiện ngay khi dịch bùng phát, xây dựng dựa trên kinh nghiệm với Sars năm 2003. 

"Lần này, Việt Nam thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với việc đi lại và những người có khả năng bị nhiễm bệnh từ rất sớm", bà Lê Thu Hương - Nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách chiến lược Úc viết.

"Chính phủ đã nhanh chóng kiểm soát chặt chẽ đất nước. Họ cách ly bất cứ ai nhập cảnh vào Việt Nam và tạm dừng các tour du lịch Trung Quốc cũng như hoạt động kinh doanh trực tiếp đến và đi từ Trung Quốc", bà Lê Thu đã viết trong một bài đăng trên trang web của Hội đồng Quan hệ đối ngoại. "Việt Nam đã đình chỉ tất cả các chuyến bay quốc tế vào ngày 20/3 sau một làn sóng lây nhiễm mới từ người nước ngoài và người Việt Nam trở về từ châu Âu.

"Hà Nội cũng huy động các phương thức truy tìm liên hệ trực tiếp với các ca dương tính", bà Hương nói thêm. "Thực tế là Việt Nam có một lực lượng an ninh, lực lượng vũ trang hỗ trợ Chính phủ dễ dàng giám sát sức khỏe cộng đồng".

"Đây rõ ràng là tin tốt cho nền kinh tế", ông Gareth Leather, Chuyên gia kinh tế cao cấp châu Á tại Capital Economics đã viết.

Ý kiến trái chiều của các chuyên gia quốc tế về tương lai kinh tế Việt Nam hậu Covid-19 - Ảnh 3.

Tuy nhiên, ông Leather cho biết, việc giảm các lệnh hạn chế sẽ không ngăn cản nền kinh tế suy giảm trong năm nay, vì cuộc sống khó có thể ngay lập tức trở lại mức trước khủng hoảng. Ông cho rằng lý do chính khiến tăng trưởng của Việt Nam sẽ vẫn yếu là triển vọng toàn cầu đang xấu đi.

″Việt Nam là một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại nhất trong khu vực, với xuất khẩu tương đương hơn 70% GDP và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn hầu hết các quốc gia", ông Leather cho biết. "Xuất khẩu đã giảm 12,1% trong tháng 3 so với cùng kỳ và điều tồi tệ nhất có lẽ vẫn chưa đến", ông nói. "Du lịch, nơi tạo ra 4% GDP, vẫn chững", ông lưu ý.

Không lạc quan như bà Sian Fenner, ông Leather dự đoán Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 0,5% trong tăng trưởng GDP trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức 7,0% trong năm 2019. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đang kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 2,7% trong năm nay.

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất dỡ bỏ các hạn chế di chuyển ở Đông Nam Á. Trong vài ngày qua, các nước láng giềng Thái Lan và Malaysia cũng bắt đầu nới lỏng. Trong khi các quốc gia này tiếp tục hoạt động kinh tế, Đông Nam Á vẫn có tiềm năng trở thành điểm nóng tiếp theo của Covid-19, do lo ngại về tỷ lệ xét nghiệm thấp ở Indonesia và Philippines .

Trong khi đó, Singapore đã báo cáo hơn 18.000 trường hợp - nhiều nhất trong khu vực - khi vật lộn với sự bùng phát trong cộng đồng lao động nhập cư. Hầu hết những trường hợp đó là lao động nước ngoài, điển hình là lao động nam từ các quốc gia châu Á khác - những người làm việc trong các ngành thâm dụng lao động.

Hoàng An

CNBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên