MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Yêu cầu mới từ Chính phủ với Bộ GTVT về siêu dự án đường sắt tốc độ cao hơn 60 tỷ đô

Ban cán sự Đảng Chính phủ có văn bản gửi Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, đôn đốc về việc chuẩn bị Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Báo Pháp luật TP.HCM cho biết, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng để đôn đốc về việc chuẩn bị Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Mới đây, Ban chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã ban hành kết luận khẳng định đầu tư đường sắt tốc độ cao liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc nên không thể chậm trễ mà cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ để thực hiện.

Tuy nhiên, đến nay Bộ GTVT vẫn chưa báo cáo Thường trực Chính phủ và Văn phòng Trung ương Đảng để phục vụ cuộc họp của Bộ Chính trị vào cuối năm nay nên Văn phòng Chính phủ có văn bản yêu cầu Bộ GTVT sớm báo cáo tiến độ.

Yêu cầu mới từ Chính phủ với Bộ GTVT về siêu dự án đường sắt tốc độ cao hơn 60 tỷ đô - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: RaillyNews

Cách đây 3 ngày, trong các nội dung nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội thông qua chiều ngày 9/11, Quốc hội cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu hoàn thiện đề án về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sớm nhất có thể trong năm 2024.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV hồi tháng trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng cho biết mục tiêu phấn đấu hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trong năm 2024.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn. Đây là dự án chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam nên cần lựa chọn phương thức và nguồn vốn đầu tư, yếu tố kỹ thuật mô hình khai thác hợp lý.

Hiện Bộ GTVT đã lên 2 phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để Hội đồng Thẩm định Nhà nước tập trung đánh giá, góp ý:

Kịch bản 1, xây dựng mới một tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 mm, chiều dài 1.545 km, tốc độ thiết kế tối đa 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320 km/giờ để vận tải hành khách, đường sắt hiện hữu dành riêng cho vận tải hàng hóa. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 58,71 tỉ USD.

Kịch bản 2, xây dựng đường sắt đôi khổ đường 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác tàu khách tối đa 180 km/giờ, tàu hàng tối đa 120 km/giờ. Tổng mức đầu trên 60 tỉ USD.

Theo Thái Hà

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên