1 loại củ nhiều vitamin C hơn cả cam, chanh giúp hạ đường huyết, phòng chống ung thư hiệu quả: Bán rẻ ở chợ Việt
Loại thực phẩm này không còn xa lạ với người Việt song ít ai biết hết công dụng tuyệt vời của nó.
- 16-02-2024Một mình chăm cô ruột, 12 năm sau, tôi được ‘di chúc’ 1 chiếc áo màu đỏ mà thấy ấm lòng
- 13-02-2024Bố cưới mẹ kế, hợp lực đuổi con ruột ra khỏi nhà, 6 năm sau trở về, một sự thật chấn động được phơi bày
- 10-02-2024Mối quan hệ bất ngờ giữa nghệ và ung thư
Su hào là loại củ được người Việt ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và giá rẻ. Loại thực phẩm này rất giàu vitamin C. 100g su hào chứa 62mg vitamin C, nhiều hơn so với cam (53,2 mg vitamin C) và chanh (29,1 mg vitamin C).
Không chỉ vậy, su hào còn chứa các khoáng chất tốt như kali, magie, đồng hay vitamin B6… đem lại một loạt các lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng.
Tăng cường hệ miễn dịch
Su hào chứa nhiều vitamin B6, đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa protein, phát triển tế bào hồng cầu và chức năng miễn dịch.
Vitamin B6 tham gia vào quá trình sản xuất tế bào bạch cầu và tế bào T, những loại tế bào miễn dịch chống lại các chất lạ và giúp tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, su hào còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, hỗ trợ chức năng của tế bào bạch cầu, từ đó giúp hệ thống miễn dịch thêm khỏe mạnh.
Điều hoà huyết áp
Vì su hào chứa nhiều kali vốn đóng vai trò như một chất giãn mạch, làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch bằng cách làm giảm sự căng thẳng của mạch máu và động mạch. Điều này giúp làm tăng tuần hoàn, cung cấp oxy cho các vùng trọng điểm, nhờ đó làm giảm các rủi ro về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
Kali cũng đóng một phần quan trọng trong việc điều tiết chất lỏng trong cơ thể. Cùng "song kiếm hợp bích" với natri để điều chỉnh sự dịch chuyển chất lỏng giữa các tế bào.
Kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường
Su hào rất dồi dào các chất chống oxy hóa như vitamin C, anthocyanin, isothiocyanate,... Chế độ ăn nhiều các loại rau giàu chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và giảm khả năng tử vong sớm.
Su hào còn giàu chất xơ hòa tan, giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Loại củ này có chỉ số đường huyết thấp (chỉ số GI 20), phù hợp cho cả bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Những loại rau củ giàu chất xơ như su hào còn làm chậm quá trình hấp thụ đường ở niêm mạc ruột, không làm đường huyết tăng vọt sau khi ăn.
Một nghiên cứu trên 2.332 đàn ông Phần Lan chỉ ra rằng việc ăn nhiều trái cây, quả mọng và rau quả bao gồm su hào có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh tiểu đường loại 2.
Phòng chống ung thư
Su hào thuộc họ cải, các hợp chất trong rau họ cải được chứng minh khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, bao gồm các khối u ở vú, nội mạc tử cung, phổi, gan, đại tràng và cổ tử cung.
Cải thiện thị lực
Khô mắt là vấn đề nhiều người thường gặp trong thời đại công nghệ hiện nay. Vitamin A hoặc beta carotene giúp giữ ẩm cho giác mạc và bảo vệ mắt khỏi bị loét, mờ hoặc mất thị lực. Beta carotene cũng giúp tăng cường thị lực vào ban đêm.
Trong khi đó, su hào có 22µg beta carotene trên 100 gram (beta carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A) có tác dụng như một hợp chất chống oxy hóa ở vùng mắt.
Giúp xương chắc khoẻ
Canxi là khoáng chất tạo nên sự cứng cáp và mạnh mẽ cho xương. Magiê làm tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương hoặc loãng xương. Hàm lượng canxi và magie cao trong su hào có tác dụng giúp xương chắc khỏe hơn.
Những người tuyệt đối không ăn su hào
Người bị bệnh tuyến giáp
Su hào có thể chứa goitrogens, hợp chất thực vật thường có trong những loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ,… có thể bị sưng tuyến giáp. Vì vậy, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp thì nên hạn chế sử dụng su hào.
Người đau dạ dày
Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, nhưng có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.
Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.
Tổng hợp
Tổ Quốc