1 loại củ rẻ bèo được ví như "nhân sâm", dùng theo cách này còn bổ khí bổ huyết, giảm ngay lượng đường trong máu hiệu quả
Người xưa có câu nói: “Ăn gừng buổi sáng tốt như uống canh nhân sâm”. Có thể thấy, gừng là một loại gia vị có giá thành rất rẻ, thường dễ dàng tìm thấy ngoài chợ nhưng lợi ích sức khỏe đem tới thì không thua kém gì nhân sâm nếu biết sử dụng đúng cách.
- 01-02-202211 loại cây đứng đầu bảng vàng hấp thụ chất độc, NASA khuyên nhà nào cũng nên có ít nhất 1 cây, đảm bảo sức khỏe hơn hẳn
- 30-01-20225 quý cô tuổi Dần tài sắc vẹn toàn, cuộc sống đầy viên mãn: Người là MC lão làng VTV, người làm dâu hào môn quyền quý, 1 nhân vật còn đạt kỳ tích lớn 2021
- 25-01-2022Sau khi uống thuốc, tốt nhất nên tránh xa loại quả này, đừng đụng vào dù chỉ 1 miếng: Vitamin hay dinh dưỡng cũng vô dụng hết
Gừng - “Nhân sâm” cho sức khỏe
Gừng có nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trong gừng cũng bao gồm nhiều loại vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A và chất xơ.
Từ xưa, người ta đã ứng dụng gừng vào nhiều đơn thuốc y học cổ truyền, vừa làm thuốc, vừa làm món ăn không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là phần củ gừng. Theo chuyên gia, trong gừng có chất cineol có tác dụng kích thích tại chỗ, diệt khuẩn. Hợp chất gingerol là thành phần hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, phòng trị bệnh cúm và cảm lạnh thông thường hiệu quả.
Khi lấy nước gừng để pha trà, các chất chống oxy hóa trong đó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn xử lý các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh tim mạch chuyển hóa...
Theo một nghiên cứu năm 2015 đã cho thấy: Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type 2 nếu sử dụng khoảng 3 gram bột gừng mỗi ngày thì có thể cải thiện chỉ số đường huyết so với giả dược.
Trong nước gừng cũng rất giàu khoáng chất kali, rất cần thiết đối với sức khỏe của tim, cơ, xương và sự trao đổi chất. Nếu cơ thể thiếu kali thì quá trình xử lý muối sẽ gặp vấn đề, dẫn tới các bệnh về tim và huyết áp cao.
Nếu uống một ít nước gừng ấm vào buổi sáng ngay trước bữa ăn, lượng đường trong máu được cân bằng sẽ giúp bạn hạn chế ăn quá nhiều. Đồng thời, mức cholesterol trong cơ thể được cân bằng cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Do đặc tính cay nóng, ấm, gừng có thể làm ấm cơ thể từ bên trong, từ đó khiến mao mạch giãn ra, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi và tuần hoàn máu tốt hơn. Quá trình này giúp cơ thể chống lại virus hợp bào hô hấp, phòng ngừa các bệnh liên quan đường hô hấp hiệu quả.
Loại nước này cũng thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa chứng khó tiêu, buồn nôn và ợ chua một cách hiệu quả. Thậm chí, pha nước gừng cùng với nước ép bạc hà, nước cốt chanh và một thìa mật ong pha còn có thể làm dịu cơn buồn nôn, hoặc cảm giác ốm nghén của người đang mang thai.
Uống một tách trà gừng nóng trong thời tiết lạnh giá sẽ làm ấm cơ thể và tim mạch. Ảnh: Internet
Đồng thời, trong gừng có nhiều chất chống oxy hóa và vitamin A, C nên có thể đem tới làn da sáng tự nhiên, cải thiện kết cấu của mái tóc của bạn, và có đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị và ngăn ngừa các bệnh ngoài da.
Bên cạnh đó, nước gừng cũng góp phần làm chậm quá trình suy thoái của tế bào não, cải thiện chứng bệnh Alzheimer - là một rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Theo một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, các chất chống oxy hóa và các hợp chất mạnh mẽ trong gừng chống lại các phản ứng viêm xảy ra trong não.
Kết hợp với 2 thứ: Bổ khí bổ huyết
Trà gừng có thể kết hợp thêm một số thành phần để tăng hiệu quả dinh dưỡng, chẳng hạn như:
Táo tàu
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, táo tàu có chức năng dưỡng khí, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực cho lá lách và dạ dày, giảm nhẹ các dược tính. Chúng cũng có công hiệu chống dị ứng, chống mệt mỏi, làm dịu thần kinh và bồi bổ nguyên khí, ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, chống lão hóa, chống ung thư hiệu quả.
Táo tàu cũng có nhiều thành phần chống oxy hóa, có thể góp phần bảo vệ gan, thúc đẩy sự gia tăng của tế bào bạch huyết, tăng cường khả năng miễn dịch.
Khi kết hợp với trà gừng, tác dụng bổ khí bổ huyết sẽ được tăng cường hơn. Tuy nhiên, những người bị khô, nóng nên cẩn thận khi sử dụng.
Long nhãn
Long nhãn có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ tâm tỳ vị, dưỡng huyết, làm dịu thần kinh. Các thành phần trong long nhãn rất hữu ích với quá trình chữa các bệnh như thiếu máu, hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Khi kết hợp với trà gừng, loại nước này có thể bảo vệ tim mạch, đồng thời góp phần làm giảm chứng lạnh tử cung.
Pha trà gừng với táo tàu, long nhãn có thể tăng cường hiệu quả bổ khí bổ huyết. Ảnh: Internet
Nhóm người nào không nên sử dụng?
Trà gừng là một lựa chọn tốt để chống cảm lạnh nhưng theo Food and Drug Haowen Network, không nên dùng cho người có các bệnh đường tiêu hóa.
Nguyên nhân là do gừng có vị cay và hăng. Những người mắc bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là những người có vết thương ở dạ dày, không thích hợp uống trà gừng.
Nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách, trà gừng có thể gây đầy bụng, tiêu chảy.
Lưu ý khi pha trà gừng
Gừng thối rữa có thể tạo ra chất safrole, chất này hiện được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phân loại là chất Loại 2B. Do đó, khi pha trà gừng, nên chú ý kiểm tra chất lượng của gừng có còn tốt hay không.
Tốt nhất, mọi người chỉ nên sử dụng nguyên liệu tươi mới, chú ý đến việc bảo quản thực phẩm hàng ngày. Nên hạn chế mua quá nhiều một lúc để tránh trường hợp bị hỏng, thối rữa khi chưa kịp sử dụng.
*Theo healingdaily